Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những khối u thường gặp ở trẻ thường để lại biến chứng nguy hiểm mà đa số không có dấu hiệu bất thường báo hiệu. Vì vậy, việc thăm khám nhận biết các khối u bẩm sinh thường gặp ở trẻ trong giai đoạn đầu rất quan trọng.
Ở giai đoạn đầu, các khối u thường không có bất kỳ hiện tượng bất thường nào nên bố mẹ sẽ có ý nghĩ chủ quan. Các khối u bẩm sinh ở trẻ nói chung có nhiều loại: U lành tính, u ác tính đa dạng về vị trí xuất hiện, cách chẩn đoán và chữa trị... Do đó, bố mẹ trẻ nên chú ý thường xuyên thăm khám và theo dõi trẻ trong những tháng năm đầu đời, nhất là với những trẻ đã có tiền sử bệnh lý từ trước. Dưới đây là một số khối u bẩm sinh thường gặp ở trẻ.
Khoảng 90% u bạch huyết gặp phải ở trẻ em dưới 2 tuổi.
U bạch huyết có bản chất là u lành tính, dễ chẩn đoán vì đa số đều nằm ở ngoại vi, gần các vị trí giàu tổ chức bạch huyết của cơ thể như: Vùng cổ, vùng nách và vùng háng…
U cũng có thể xuất hiện ở vùng trung tâm như: Trung thất và sau phúc mạc - hai vị trí này thường rất khó phẫu thuật. Để đánh giá mức độ xâm lấn cũng như để việc bóc tách các khối u dễ dàng hơn, chuyên gia y tế sẽ tiến hành làm xét nghiệm, CT Scan trước phẫu thuật.
Đối với những u ở vùng ngoại biên, phẫu thuật bóc tách thường đơn giản hơn, tuy nhiên cần cẩn thận hai biến chứng thường gặp là u có thể bị tái phát hoặc rò bạch huyết bị kéo dài nếu phẫu thuật sót tổ chức bạch huyết. Cần cảnh giác những u bạch huyết lan tỏa sẽ ăn thông với một số vùng bạch huyết khác ở lân cận. Khi tách bỏ u bạch huyết lớn trên cơ thể trẻ nhỏ cần phải chú ý bù trừ tốt dịch và điện giải cho trẻ trong suốt quá trình phẫu thuật nhằm tránh bị choáng do giảm thể tích.
Những u bạch huyết phối hợp với u máu là phức tạp nhất trong tất cả các loại u bạch mạch. Mặc dù đã có nhiều phương pháp tiên tiến được áp dụng như: Dùng dao laser ở các nước Châu Âu, phương pháp tiêm xơ được nhiều cơ sở y tế nước ta ứng dụng trong điều trị nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.
U quái vùng cùng cụt là khối u bẩm sinh, vị trí khối u nằm trước xương cùng cụt và nằm sau lỗ hậu môn.
Phần lớn u quái vùng cùng cụt là lành tính và gần như trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong trường hợp được phát hiện và can thiệp sớm ngay sau khi sinh.
Tuy nhiên, khối u này có tiềm năng ác tính nhưng phụ thuộc vào thời gian điều trị, sự biến thoái thành u ác tính càng cao nếu thời gian điều trị phẫu thuật càng kéo dài. Chính vì vậy, đây là loại khối u bẩm sinh được khuyến cáo can thiệp sớm nhất có thể.
Các trường hợp u quái vùng cùng cụt được phẫu thuật cắt bỏ sớm phần lớn là u lành tính, và đa số là u ác tính khi trẻ được khoảng một tuổi.
U thận bào thai (u Wilms) bản chất là một loại ung thư, chiếm tới 6% các loại ung thư ở trẻ.
Đây là loại u bẩm sinh tuy đã có mầm mống từ trong thời kỳ bào thai nhưng phải đến 1 - 5 tuổi mới có biểu hiện trên lâm sàng, trước 1 tuổi và sau 5 tuổi ít khi gặp. Khối u thường xảy ra ở một bên thận, cũng có thể gặp ở cả hai bên nhưng với tỉ lệ thấp khoảng 5%, u thận bào thai phân bố không phân biệt giới tính.
U Wilms thường âm thầm phát triển, không có triệu chứng rõ ràng, khoảng 20% có thể có dấu hiệu như tiểu máu hoặc huyết áp cao, phần lớn bệnh được bố mẹ phát hiện tình cờ vì u thường có khuynh hướng lớn ra phía trước. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào siêu âm bụng, UIV giúp đánh giá vị trí khối u, chức năng thận... và chụp động mạch thận chọn lọc.
Nguyên tắc điều trị là phối hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong trường hợp u đã lớn và xâm nhiễm thì nên điều trị bằng hóa chất trước đẻ khối u thu gọn kích thước, thuận lợi cho phẫu thuật, tránh mổ bóc tách khối u ngay để không xảy ra những tai biến đáng tiếc trong phẫu thuật. Việc điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư và do bác sĩ chịu trách nhiệm quyết định.
Ngoài các loại u bẩm sinh kể trên, còn một số loại u bẩm sinh cũng có thể gặp ở trẻ như:
Qua các ca lâm sàng khối u bẩm sinh thường gặp ở trẻ đã trình bày ở trên thì những điều chúng ta cần chú ý là:
Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc về khối u bẩm sinh thường gặp ở trẻ của bố mẹ, việc thăm khám trong quá trình mang thai và sau sinh đối với sức khỏe của trẻ nhỏ là rất quan trọng vì thế nên các bậc phụ huynh cần lưu ý. Nhà thuốc Long Châu chúc bố mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...