Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số loại thuốc được sử dụng trong xông khí dung

Ngày 10/10/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, khí dung là một phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như bệnh viêm xoang, viêm họng, hen phế quản,… Tuy nhiên, không nên lạm dụng khí dung, bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy thở khí dung là gì và loại thuốc nào thường được sử dụng trong khí dung? Cùng tìm hiểu với nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. 

Thở khí dung là gì?

Thở khí dung là cách dùng máy khí dung để khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù, cho thuốc hấp thụ tốt vào các vị trí viêm nhiễm trên niêm mạc đường hô hấp. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản,... Một số trường hợp chỉ định dùng máy là khi cần làm loãng đờm, hen cấp tính, suy hô hấp, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao. 

Hiện nay có 2 loại máy xông khí dung được sử dụng phổ biến:

  • Khí dung dùng cho đường hô hấp dưới dạng hạt khí dung to, đọng lại ở niêm mạc đường hô hấp trên. 
  • Khí dung cho đường hô hấp dưới với dạng hạt khí dung nhỏ để thuốc có thể đọng lại cơ quan hô hấp dưới. 

Thời gian hoạt động thuốc khí dung khoảng 3-4 tiếng nên có thể nói phương pháp điều trị tại chỗ này khá hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc từ 2-4 lần/ngày.

Một số loại thuốc được sử dụng trong khí dung 3

Thở khí dung là cách dùng máy khí dung để khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù

Một số loại thuốc được sử dụng trong khí dung

Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau cũng như hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. 

  • Đối với trường hợp bị viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, có tình trạng sổ mũi, hắt hơi,... bác sĩ sẽ cho dùng thuốc pha dạng corticoid để ngăn ngừa chứng phù nề, tình trạng sung huyết. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn hay bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp với kháng sinh. 
  • Đối với trường hợp phế quản, co thắt khí quản: Cần dùng một số loại thuốc để phế quản giãn ra, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
  • Đối với bệnh nhân bị bệnh phổi: Bệnh nhân cần sử dụng khí dung kết hợp với loại thuốc phù hợp để loãng đờm, thông đường thở. 
  • Đối với trẻ bị viêm tiểu phế quản, có tình trạng đờm đặc thì có thể sử dụng khí dung bằng nước muối sinh lý để loãng đờm, dễ dàng tống đờm ra ngoài. 
  • Đối với bệnh nhân mắc bệnh cúm: Có thể sử dụng khí dung với một số loại tinh dầu bạc hà, lá chanh, sả, tía tô, khuynh diệp để sát trùng, làm thông thoáng mũi họng. 

Một số loại thuốc được sử dụng trong khí dung 2

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, có tình trạng đờm đặc thì có thể sử dụng khí dung bằng nước muối sinh lý

Cần lưu ý những gì khi sử dụng khí dung

Quy trình sử dụng máy khí dung 

  • Sử dụng một ống tiêm sạch để lấy nước cất hay nước muối sinh lý 0.9% cho vào cốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Sau đó, dùng ống tiêm để lấy lượng thuốc theo chỉ định rồi hòa cùng với lượng nước cất đã lấy từ trước đó. 
  • Nối mặt nạ hoặc ống thở với cốc đựng thuốc, đưa mặt nạ lên mặt rồi điều chỉnh dây cho khít. 
  • Người bệnh thở chậm và hít thật sâu đến khi hết thuốc, thời gian dùng khoảng 10-20 phút.

Một số lưu ý khi dùng máy khí dung cho trẻ em

Khi sử dụng khí dung để hỗ trợ điều trị cho trẻ, các phụ huynh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả không đánh có khi sử dụng sai cách. Một số hậu quả nếu sử dụng sai cách có thể gặp như: Đau ngực, run tay, tăng huyết áp, co thắt phế quản,... 
  • Trẻ dưới 5 tuổi không nên dùng ống ngậm thuốc đi kèm ở mỗi máy khí dung. 
  • Cần áp sát mặt của trẻ vào mặt nạ để tránh khí thuốc bị thoát ra hoặc đọng lên bề mặt của bé. 
  • Chọn thời điểm phù hợp để trẻ dùng máy thở khí dung, không nên dùng vào lúc bé đang vui chơi hay đang vận động. 
  • Nên súc miệng, rửa mặt cho trẻ sau khi dùng khí dung để tránh tình trạng khan tiếng, nhiễm nấm vùng họng hầu, ho,...
  • Chọn môi trường yên tĩnh cho trẻ sử dụng.
  • Sau khi sử dụng xong cần bảo quản cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn vào phổi khi sử dụng máy có chứa vi khuẩn và đảm bảo độ bền của máy. 
  • Vệ sinh sạch mặt nạ, cốc đựng thuốc, ống tiêm dưới vòi sạch để đảm bảo sạch vi khuẩn và tăng độ bền cho sản phẩm. Không nên đặt máy vào nước, dùng khăn ẩm để lau mặt ngoài của máy.
  • Lựa chọn máy xông khí dung phải chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Nếu bạn đang phân vân không biết chọn sản phẩm thì có thể tham khảo dòng sản phẩm máy xông khí dung Yuwell M103 cầm tay rất tiện lợi, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Thiết bị sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ cấu trúc dạng lỏng của thuốc để thành các hạt nhỏ li ti, dễ dàng hấp thụ vào hệ hô hấp, giúp thuốc phát huy được hiệu quả điều trị. Sản phẩm được sử dụng cho các trường hợp bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm, ho, viêm mũi, viêm phế quản,...

Một số loại thuốc được sử dụng trong khí dung 1

Máy xông khí dung Yuwell M103 tiện lợi sử dụng cho người lớn và trẻ em

Đối với người lớn, việc lạm dụng quá nhiều phương pháp xông khí dung có thể làm giảm chức năng khứu giác. Đối với trẻ nhỏ thì có thể gây ức chế hô hấp, ngộ độc, thậm chí còn gây điếc, co thắt phế quản,... do đó, trước khi sử dụng cần được bác sĩ hướng dẫn chi tiết và tuyệt đối không nên tự ý sử dụng khí dung. 

Khí dung là một phương pháp điều trị bệnh đường hô hấp rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng máy này. Đa phần các loại thuốc sử dụng đều là corticoid, nếu dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hại cho phổi, có nguy cơ dẫn đến nhiều tác dụng khác. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin