Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Một số thuốc điều trị Glaucoma bạn nên biết

Ngày 24/05/2022
Kích thước chữ

Khi bị Glaucoma, bệnh nhân nên đi kiểm tra để bác sĩ đưa ra liệu trình và phương pháp hay chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất với tình trạng. Bài viết này sẽ cung cấp một số loại thuốc điều trị Glaucoma mang tính tham khảo, giúp bệnh nhân hiểu hơn thuốc và tình trạng bệnh.

Glaucoma là bệnh lý về mắt gây mù lòa đứng thứ hai ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ giúp giảm tỉ lệ mù lòa, bảo vệ được chức năng thị giác. Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc điều trị Glaucoma trong đó chủ yếu là thuốc hạ nhãn áp.

Glaucoma là bị gì?

Glaucoma hay còn gọi là Glôcôm, ngoài ra bệnh còn biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh thiên đầu thống/cườm nước. Đây là một bệnh lý xảy ra ở mắt khi mà lượng thủy dịch bị ứ đọng trong nhãn cầu, tăng áp lực bên trong mắt. Bệnh có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh thị giác và gây mất thị lực, nghiêm trọng hơn là mù lòa. 

Nếu được phát hiện sớm và điều trị có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có thể tránh khỏi việc mất thị giác. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương pháp và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng nhất. Trong đó, thuốc điều trị Glaucoma chủ yếu là thuốc hạ nhãn áp dạng nhỏ mắt hay dạng uống. 

Một số thuốc điều trị Glaucoma bạn nên biết 1 Glaucoma là bị gì?

Bệnh được phân thành 4 loại hình thái chính: Glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng, glôcôm bẩm sinh và glôcôm thứ phát. Và phát hiện mắc phải tình trạng này này, bệnh nhân cần tuân thủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm chậm và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực có thể xảy ra. 

Nguyên nhân gây bệnh Glaucoma

Cho đến hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh Glaucoma vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến sự tăng áp lực bên trong mắt và/hoặc lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác. 

Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do những tổn thương bên trong mắt. Khi tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn đến mắc Glaucoma tuy nhiên không phải ai cũng bị Glaucoma khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch. Một số nguyên nhân cụ thể có thể gia tăng nguy cơ mắc Glaucoma:

  • Tuổi tác: Khoảng 10 người trên 75 tuổi thì có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma.
  • Dân tộc: Người nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người ở khu vực khác.
  • Di truyền 
Nguyên nhân glaucoma Nguyên nhân gây bệnh Glaucoma 

Các loại thuốc điều trị Glaucoma 

Thuốc điều trị tăng nhãn áp

Đây là loại thuốc được dùng với mục đích giúp chất lỏng trong mắt của người bệnh thoát ra ngoài tốt hơn. Trong một số trường hợp, thuốc này cũng có thể làm giảm chất lỏng mà mắt người bệnh tạo ra. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp phổ biến:

Chất tương tự Prostaglandin: Những chất này giúp giảm áp lực trong mắt, giúp làm tăng lượng chất lỏng đi ra khỏi mắt. Một số loại thuốc thường được chỉ định thuộc nhóm này:

  • Bimatoprost: Thuốc nhỏ mắt Lumigan 5ml với thành phần chính là Bimatoprost 0,01%. Thuốc được bác sĩ kê đơn để làm giảm sự tăng áp suất nội nhãn ở bệnh nhân glaucoma góc mở hoặc bị tăng nhãn áp.
  • Latanoprost.
  • Tafluprost: Thuốc Taflotan là dung dịch nhỏ mắt của Nhật. Thuốc được bác sĩ kê đơn và chỉ định làm giảm áp lực nội nhãn cao ở bệnh nhân. glaucoma góc mở hoặc tăng nhãn áp.
  • Travoprost: Thuốc nhỏ mắt Travatan với thành phần chính là Travoprost 40 μg/ml. Thuốc là dung dịch vô trùng, trong, được bác sĩ chỉ định dùng làm giảm nhãn áp ở bệnh nhân tăng nhãn áp hay glaucoma góc mở.
Thuốc điều trị Glaucoma Thuốc điều trị Glaucoma 

Thuốc chẹn beta: Đây là loại thuốc dùng trong điều trị Glaucoma phổ biến thứ hai với tác dụng giảm lượng chất lỏng mà mắt tạo ra, giúp làm giảm áp lực nội nhãn. Một số loại thuốc thường được chỉ định thuộc nhóm này:

  • Betaxolol: Thuốc nhỏ mắt Betoptic với hoạt chất chính là Betaxolol. Thuốc có tác dụng hạ nhãn áp và được chỉ định cho bệnh nhân bị glaucoma góc mở mạn tính và tăng nhãn áp. 
  • Timolol: Thuốc nhỏ mắt Timolol Maleate với thành phần là Timolol maleate có tác dụng điều trị tăng nhãn áp, glaucoma góc mở mãn tính, glaucoma do không có thủy tinh thể.

Các chất ức chế anhydrase carbonic: Có tác dụng làm giảm áp lực mắt do cơ chế hạn chế chất lỏng trong mắt. Một số loại thuốc thường được chỉ định thuộc nhóm này:

  • Brinzolamide: Thuốc nhỏ mắt Azopt được bào chế với thành phần chính Brinzolamide 10mg/ml. Đây là thuốc kê điều trị tăng nhãn áp, glaucoma góc mở không đáp ứng hoặc có chống chỉ định với thuốc kháng thụ thể beta.
  • Dorzolamide. 

Thuốc kết hợp: Là một số loại thuốc được bào chế kết hợp 2 dược chất với nhau. Một số thuốc kết hợp thường thấy:

  • Timolol và dorzolamide.
  • Brimonidine và timolol.
  • Brimonidine và brinzolamide.
  • Travoprost và Timolol: Thuốc nhỏ mắt Duotrav với 2 thành phần chính Travoprost và Timolol. Thuốc được chỉ định làm giảm áp lực nội nhãn ở bệnh nhân người lớn bị glaucoma góc mở hoặc tăng nhãn áp, những người không đáp ứng đầy đủ với các thuốc tra mắt chẹn beta hoặc các thuốc tương tự prostaglandin. 
  • Brinzolamide và Timolol: Thuốc nhỏ mắt Azarga được bào chế với 2 hoạt chất chính Brinzolamide và Timolol. Thuốc được chỉ định giảm nhãn áp ở bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp hoặc bị glaucoma góc mở.

Thuốc trị tăng nhãn áp dạng uống

Thường thuốc dạng uống ít được kê đơn, nhưng nếu thuốc nhỏ mắt không đủ kiểm soát tình trạng thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống cho bệnh nhân.

Thông thường, thuốc uống thường chứa những chất ức chế anhydrase carbonic. Chất này làm giảm áp lực bên trong mắt bằng cách làm chậm quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt. 

Một số loại thuốc phổ biến thuộc chất này: 

  • Acetazolamide: Thuốc Acetazolamide có thành phần chính là Acetazolamid 250mg. Thuốc được bác sĩ kê đơn để để điều trị glaucoma góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính), glaucoma góc đóng cấp (góc hẹp, tắc), glôcôm thứ phát.
  • Methazolamide.

Những thông tin trong bài viết giúp mọi người biết được thông tin về bệnh Glaucoma cũng như một số loại thuốc điều trị Glaucoma. Và những thông tin mang tính tham khảo cho nên khi phát hiện bệnh, mỗi người nên khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhất, không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

Trong thời gian dùng thuốc điều trị, dù là nhỏ mắt hay thuốc uống, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiến triển nặng cũng như ngăn chặn các biến chứng do tăng nhãn áp gây nên. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt