Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bạn nhìn màu vàng thành màu xanh lá cây chẳng hạn, thì bạn đã mắc bệnh mù màu. Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng hay gây tổn thương, nhưng nó có thể khiến bạn tách biệt với mọi người.
Đến một ngày, bạn nhận ra bạn gọi tên màu sắc khác với mọi người, hoặc bạn không thể nhìn rõ một màu nhất định trong một số trường hợp - khi đó, bạn đã và đang mắc bệnh mù màu. Mù màu không phải là căn bệnh phổ biến, nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Vậy mù màu là gì và có điều trị được không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh mù màu và cách điều trị để tránh tình trạng khó khăn trong việc phân biệt màu sắc.
Bệnh mù màu xảy ra khi bạn không thể nhìn thấy màu sắc như mọi người vẫn nhìn, tức là một người không thể phân biệt giữa các màu nhất định. Đây còn được gọi là bệnh "thiếu màu". Bệnh mù màu thường gặp khó khăn khi phân biệt màu xanh lá cây và màu đỏ, và đôi khi là màu xanh lam.
Trong võng mạc, có hai loại tế bào đảm nhiệm việc phát hiện ánh sáng, đó là tế bào hình que và hình nón. Tế bào hình que chỉ phát hiện ánh sáng và bóng tối, và chúng rất nhạy cảm với mức độ ánh sáng thấp. Các tế bào hình nón phát hiện màu sắc và xuất hiện gần khu vực trung tâm trong tầm nhìn của bạn. Có ba loại tế bào hình nón giúp bạn nhìn thấy màu sắc: đó là tế bào hình nón mang màu đỏ, lục và lam. Bộ não sử dụng đầu vào từ các tế bào hình nón này để giúp chúng ta nhận thức, phân biệt về màu sắc.
Bệnh mù màu thường là bệnh mà bạn mắc phải từ khi sinh ra nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh này sau này khi lớn lên.
Hầu hết những người bị mù màu là do bẩm sinh. Bệnh mù màu thường di truyền từ mẹ sang con trai.
Như đã đề cập ở trên, tế bào hình nón giúp phân biệt các màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Những người bị bệnh mù màu là do họ thiếu một phần hoặc toàn bộ tế bào hình nón trong võng mạc.
Tuy nhiên, nếu không phải là do bẩm sinh thì khi một người mắc một trong các căn bệnh sau có khả năng cao bị mù màu:
Các triệu chứng của bệnh mù màu dao động từ mức độ nhẹ đến nặng. Nhiều người có các triệu chứng nhẹ đến mức họ không biết rằng mình bị mù màu. Cha mẹ chỉ có thể nhận thấy trẻ bị mù màu khi nhận diện màu sắc. Các triệu chứng bao gồm:
Thông thường, mù màu không ảnh hưởng đến độ sắc nét của thị lực, trừ khi bạn mắc bệnh mù màu ở mức độ nghiêm trọng nhất. Việc bạn chỉ nhìn thấy một màu xám duy nhất, cho dù đó là màu đỏ hay màu vàng, được gọi achromatopsia (tạm dịch là không thể nhận ra màu sắc). Tình trạng hiếm gặp này thường xảy ra đi kèm với:
Đáng tiếc là không có cách điều trị mù màu bẩm sinh. Bệnh mù màu căn bản không gây ra biến chứng đáng kể nào. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện bệnh bằng cách sử dụng những loại kính áp tròng và kính đặc biệt.
Tóm lại, các bạn không cần quá lo lắng khi mắc bệnh mù màu ở thể nhẹ hoặc trung bình bởi các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại kính đặc biệt giúp hỗ trợ phân biệt màu sắc. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu mắc căn bệnh này, nên bạn hãy luôn lạc quan và hòa nhập với mọi người thay vì tự ti khi bạn khác biệt với cộng đồng.
Tuyết Linh
Nguồn tham khảo: American Academy Of Ophthalmology
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.