Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhược thị: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ngày 15/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhược thị là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự trở ngại nào đó trong quá trình phát triển bình thường của thị lực trong suốt thời thơ ấu.

Nhược thị là một tình trạng thị lực không thể cải thiện bằng cách đeo kính và không phải do một bệnh lý nào đó của mắt gây ra. Thực tế tình trạng này không phổ biến nên mọi người vẫn chưa quan tâm hay không rõ sự nguy hiểm của bệnh. Nhưng chúng ta đều cần trang bị kiến thức để phòng ngừa và nhận biết kịp thời.

Tình trạng nhược thị

Nhược thị dùng để chỉ tình trạng thị lực ở một bên hoặc cả hai mắt không nhận biết được hình ảnh vì não không thể nhận được tín hiệu từ mắt truyền đến. Thuật ngữ "nhược thị chức năng" đề cập đến chứng giảm thị lực có thể phục hồi khi được điều trị, còn thuật ngữ "nhược thị thực thể" là tình trạng không thể phục hồi kể cả khi được điều trị.

Nhược thị có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nên bạn không nên chủ quan. Trẻ từ 6 tuổi có thể gặp phải trường hợp này. Vì đây là thời điểm phát triển thị giác nếu chịu phải hưởng tiêu cực nào đó dễ làm suy giảm khả năng truyền hình ảnh đến não. 

Nhược thị: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 1 Nhược thị thường xảy ra khi trẻ đang phát triển thần kinh thị giác và não bộ

Nguyên nhân gây nhược thị

Một đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển thị giác, não và tiếp nhận thông tin từ mắt và bắt đầu phân tích. Quá trình này kéo dài đến khoảng năm 7 - 8 tuổi. Kể từ thời điểm này, các đường truyền thị giác đến não bộ đã phát triển đầy đủ và không thể thay đổi được nữa.

Nếu vì một lý do nào đó, trẻ không thể sử dụng cả hai mắt một cách bình thường, thì chức năng thị giác của não bộ không được phát triển đúng cách và hậu quả là thị lực giảm dẫn đến nhược thị. Do đó, bản chất của nhược thị diễn ra ở não chứ không phải ở mắt. Ngay cả khi các vấn đề về mắt được điều trị nhưng khả năng nhận biết hình ảnh vẫn còn nếu không được điều trị trước 7 tuổi.

Ở người lớn, nguyên nhân mắc nhược thị có thể xuất phát từ một số tật khúc xạ thường gặp ở mắt:

  • Lác mắt là nguyên nhân chính gây ra nhược thị, đặc biệt là trường hợp lác một bên. Lúc này não bộ chỉ nhận tín hiệu từ một bên mắt còn mắt còn lại dường như vô dụng.
  • Tật khúc xạ ở một bên mắt hay còn gọi là bất đồng khúc xạ.
  • Đường đi của ánh sáng đến võng mạc bị cản trở do sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể khiến mắt không tiếp nhận hình ảnh để truyền lên não.

Để điều trị hiệu quả, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Biểu hiện bị nhược thị 

Nhược thị có thể nhận biết với một số dấu hiệu như mỏi mắt, mờ mắt, kèm theo lé mắt hoặc sụp mí. Tuy nhiên, khi trẻ bị nhược thị nhẹ sẽ không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào nên rất khó nhận biết. Chỉ khi nào tình trạng nặng hơn trẻ mới phàn nàn về thị lực kém. Để phát hiện sớm bệnh nhược thị, trẻ cần được khám mắt vào những thời điểm như trước và sau tuổi mẫu giáo, khi vào lớp 1 cũng như khi tái khám định kỳ hàng năm để kiểm soát tình trạng của mắt.

Các phương pháp điều trị nhược thị

Khi lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ phát triển của nhược thị. 

Điều trị không phẫu thuật

Không phải bệnh nhân nào bị nhược thị cũng phải phẫu thuật để chữa trị. Hiện nay sử dụng kính điều chỉnh là một trong những phương pháp điều trị nhược thị khá phổ biến và hiệu quả. Được sử dụng rộng rãi cho người bị cận thị và viễn thị, do đó giảm nguy cơ bị nhược thị.

Những người có đôi mắt nhạy cảm hơn được điều trị bằng miếng dán mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Miếng che mắt thường được dùng để che mắt có thị lực tốt hơn. Người bệnh đeo khoảng 3 - 6 tiếng mỗi ngày trong khoảng vài tháng.

Nhược thị: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 2 Tình trạng nhược thị nhẹ có thể điều trị bằng đo thị lực và đeo kính

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Nếu điều trị bằng miếng dán mắt, thuốc nhỏ mắt hay đeo kính không có kết quả. Bác sĩ sẽ cân nhắc và đề nghị phẫu thuật cho bệnh nhân vì đây là một trong những phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả nhất. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp. Ví dụ, bệnh nhân đục thủy tinh thể được phẫu thuật cấy ghép hoặc thay thế. Còn trường hợp nhược thị do sụp mí cũng có thể phẫu thuật cắt mí mắt. Tuy nhiên không phải phẫu thuật xong là đảm bảo trị dứt điểm mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và bảo vệ sau phẫu thuật. 

Cách phòng ngừa nhược thị

Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể gây ra nhược thị. Điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sau nhược thị càng tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhược thị do lác có thể hồi phục nếu được chẩn đoán chính xác trước 9 - 12 tuổi. Vì vậy, đối với trẻ em bị nhược thị dưới 12 tuổi, việc điều trị là bắt buộc để tăng khả năng khỏi bệnh. Các trường hợp do tật khúc xạ cần được đeo kính phù hợp.

Nhược thị: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 3 Khám mắt định kỳ là cách phát hiện và điều trị kịp thời nhược thị và các bệnh về mắt khác

Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người biết được những triệu chứng thường gặp cũng như cách điều trị bệnh nhược thị hiệu quả. Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp phục hồi chức năng thị giác hiệu quả nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh về mắt