Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mùi amoniac có độc không? Cần làm gì khi tiếp xúc với khí amoniac?

Ngày 06/10/2023
Kích thước chữ

Trong những năm gần đây, nhiều vụ rò rỉ khí amoniac đã xảy ra trên khắp thế giới và dẫn đến những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà có rất nhiều trường hợp tử vong. Vậy mùi amoniac có độc không? Triệu chứng ngộ độc amoniac là gì? Làm thế nào khi tiếp xúc với môi trường chứa nhiều amoniac?

Mùi amoniac có độc không? là thắc mắc của nhiều người trong bối cảnh ô nhiễm môi trường toàn cầu. Amoniac (NH3) là một hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong khí quyển, đồng thời là một hóa chất nhân tạo cần thiết cho sản xuất. Ở nhiệt độ phòng, amoniac là chất khí không màu, có mùi hăng, nhẹ hơn không khí và dễ tan trong nước. Hít phải khí amoniac nồng độ cao gây bỏng màng nhầy ở mũi và cổ họng, suy hô hấp.

Khí amoniac là gì?

Amoniac là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến trong ngành hóa chất. Trong môi trường tự nhiên, amoniac được tạo ra trong quá trình phân hủy và bài tiết của sinh vật chết. Ngoài ra, nước mưa còn chứa một lượng nhỏ amoniac. Amoniac là chất khí không màu, có mùi giống nước tiểu.

Trong điều kiện tiêu chuẩn, amoniac là chất khí độc, có mùi nồng, tan nhiều trong nước. Amoniac là chất dễ hóa lỏng và cũng là dung môi hoà tan tốt. Ở dạng khí, amoniac phân tán rất nhanh và mạnh trong không khí.

Hơi amoniac lan truyền rất nhanh và nếu hít phải loại khí này, thời gian từ khi tỉnh đến hôn mê rất ngắn. Ngay khi thấy có dấu hiệu cay mắt, bạn có thể hôn mê nếu tiếp xúc với nồng độ cao vì amoniac rất độc đối với tế bào não.

Mức độ nguy hiểm của amoniac phụ thuộc vào con đường tiếp xúc, nồng độ và thời gian. Nguy hiểm hơn khi amoniac phản ứng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit (NH4OH), một chất bazơ mạnh và ăn mòn gây tổn thương các mô mềm.

Mùi amoniac có độc không? Cần làm gì khi tiếp xúc với khí amoniac? 1
Mùi amoniac có độc không? Khí amoniac phát tán nhanh trong không khí gây suy hô hấp khi hít phải

Mùi amoniac có độc không?

Ảnh hưởng sức khỏe của việc tiếp xúc với amoniac:

  • Khi hít vào: Amoniac có tính ăn mòn, tiếp xúc với nồng độ amoniac cao trong không khí gây bỏng màng nhầy ở mũi, họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở và dẫn đến suy hô hấp. Hít phải nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng và phổi có thể bị bỏng nặng. Những vết bỏng này có thể gây mù vĩnh viễn, viêm phổi hoặc tử vong.
  • Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể gây bỏng miệng, cổ họng và dạ dày, đau bụng dữ dội và nôn mửa.

Không có bằng chứng nào cho thấy amoniac gây ung thư hoặc không có chứng minh nào cho thấy việc tiếp xúc với nồng độ amoniac trong môi trường gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các ảnh hưởng phát triển khác.

Các cấp độ ngộ độc khí amoniac:

  • Ngộ độc cấp tính nhẹ: Khô họng, đau họng, khàn giọng, ho, khạc đờm, tức ngực, đau đầu nhẹ, chóng mặt, mệt mỏi, viêm phế quản.
  • Ngộ độc cấp tính vừa phải: Các triệu chứng trên nghiêm trọng hơn, khó thở, đôi khi có đờm đỏ, tím tái nhẹ. Có xung huyết kết mạc rõ rệt, phù thanh quản, phổi có tiếng ran.
  • Ngộ độc cấp tính nặng: Ho dữ dội, nhiều đờm bọt hồng, khó thở, nhịp tim nhanh. Các trường hợp nghiêm trọng hơn bao gồm phù thanh quản, tím tái, suy hô hấp cấp tính. Tràn khí màng phổi nặng và khí thũng trung thất.
  • Ngộ độc hô hấp nặng: Phù thanh quản, bong niêm mạc đường hô hấp, có thể gây tắc nghẽn khí quản và nghẹt thở. Hít phải nồng độ amoniac cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính thấm của mao mạch phổi và gây phù phổi. Có thể gây co giật, buồn ngủ, hôn mê và các rối loạn ý thức khác. Hít phải khí amoniac đậm đặc quá mức có thể gây ngừng hô hấp và ngừng tim.

Dấu hiệu ngộ độc mùi amoniac

Amoniac là một loại khí rất độc hại. Khi tiếp xúc với không khí sẽ biến thành hơi ở nồng độ rất cao. Đây cũng là lý do khiến tai nạn khí amoniac tại các nhà máy, khu công nghiệp rất nguy hiểm do tốc độ lan truyền trong không khí. Mức độ nguy hiểm của ngộ độc sẽ phụ thuộc vào con đường tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và liều lượng tiếp xúc với khí độc.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị ngộ độc amoniac:

  • Đối với hệ hô hấp: Ho, khó thở, nếu hít nhiều amoniac sẽ gây tức ngực, co thắt thanh quản và tắc nghẽn đường thở.
  • Đối với mắt: Lúc đầu sẽ có hiện tượng chảy nước mắt liên tục, sau đó cảm thấy đau rát và viêm kết mạc. Nếu tiếp tục ở trong môi trường bị nhiễm độc khí sẽ gây mù tạm thời.
  • Đối với mũi: Chảy nước mũi liên tục.
  • Đối với cổ họng: Lúc đầu sẽ có cảm giác đau họng và khó nuốt. Nghiêm trọng hơn sẽ bị bỏng rát vùng hầu họng, bong tróc lớp niêm mạc và tắc nghẽn đường hô hấp, ho ra đờm và máu.
  • Đối với môi: Sưng tấy, đau đớn.
  • Đối với hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch yếu, co thắt cơ tim, đau tim lâm sàng.
  • Đối với hệ thần kinh: Triệu chứng đầu tiên là chóng mặt, lú lẫn, mất khả năng kiểm soát và điều khiển các hoạt động của cơ thể, choáng váng. Trường hợp nặng hơn, người bệnh cảm thấy chóng mặt, hôn mê, mất ý thức.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Triệu chứng đầu tiên là buồn nôn và đau bụng. Tiếp xúc lâu hơn với khí độc sẽ khiến người bệnh nôn mửa hoặc nôn ra máu. Nếu nuốt phải amoniac công nghiệp sẽ gây bỏng nặng thực quản và dạ dày.
  • Đối với da: Da và móng tay trở nên nhợt nhạt và tím tái. Tiếp xúc kéo dài sẽ gây đỏ da và viêm da. Thậm chí có thể bị bỏng nếu da tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài.
Mùi amoniac có độc không? Cần làm gì khi tiếp xúc với khí amoniac? 2
Mùi amoniac có độc không? Ngộ độc amoniac ảnh hưởng tai mũi họng và hệ thần kinh

Cần làm gì khi tiếp xúc với khí amoniac?

Khi phát hiện đang ở trong môi trường chứa lượng lớn amoniac, cần di chuyển đến nơi an toàn, cởi bỏ quần áo bị nhiễm khí độc và để trong túi cột chặt lại. Bạn có thể sử dụng khăn ẩm, mặt nạ phòng khí để giảm thiểu lượng khí amoniac xâm nhập vào cơ thể.

  • Nếu mặc áo, tốt nhất bạn nên xé hoặc cắt bớt để tránh tiếp xúc trực tiếp với da và các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Rửa sạch vùng cơ thể bị nhiễm amoniac bằng nước sạch, không sử dụng chất tẩy rửa. Nếu vùng da sau khi rửa có dấu hiệu kích ứng thì hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Nếu amoniac dính vào mắt, nên nhanh chóng rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng 0.9% và đến bệnh viện kiểm tra.
  • Nếu nuốt phải amoniac phải nhanh chóng nới lỏng áo quanh cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước sạch, tuyệt đối không cố nôn, không uống nước muối hoặc các đồ uống có ga vì sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn. Nếu nôn mửa, không nên ngẩng đầu cao hơn chân và nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất.
  • Đặc biệt trong các trường hợp khó thở, đau họng, tức ngực, tim đập nhanh, có dấu hiệu bỏng rát hoặc ngất xỉu, mù tạm thời,… cần phải đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, vì càng kéo dài càng tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân hôn mê trước tiên phải được hô hấp nhân tạo để tỉnh lại.
  • Nếu phát hiện khu vực bị rò rỉ, nhiễm độc amoniac cần gọi ngay cho các đơn vị, cơ quan chức năng để nhanh chóng khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại.
Mùi amoniac có độc không? Cần làm gì khi tiếp xúc với khí amoniac? 3
Khí amoniac không thể phòng ngừa bằng khẩu trang thông thường mà phải sử dụng mặt nạ chống khí độc

Với những thông tin trên, mọi người sẽ có những kiến ​​thức về mùi amoniac có độc không, dấu hiệu cũng như cách xử lý ngộ độc khí amoniac để bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin