Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm độc đỏ là gì? Phân loại, độc tính, triệu chứng nhiễm độc và xử trí

Ngày 21/10/2024
Kích thước chữ

Nấm độc đỏ được biết đến là một trong những loại nấm độc thuộc vào họ Amanitaceae. Loại nấm này có thể gây ra tình trạng ảo giác nên từng được sử dụng làm thuốc diệt ruồi. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến nấm độc đỏ và cách nhận biết loại nấm này.

Trên thế giới có rất nhiều loại nấm độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó có nấm độc đỏ. Nấm độc đỏ có khả năng gây ra tình trạng ảo giác và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nhận biết loại nấm này để tránh xa là điều rất cần thiết.

Tìm hiểu về nấm độc đỏ

Nấm độc đỏ còn được biết đến với tên gọi là nấm tán giết ruồi hay nấm diệt ruồi và có tên khoa học là Amanita muscaria. Nấm độc đỏ thuộc:

  • Loài: Amanita muscaria;
  • Chi: Amanita;
  • Họ: Amanitaceae;
  • Bộ: Agaricales.

Nấm độc đỏ thường được tìm thấy trong các khu rừng, cánh đồng và đồng cỏ trên khắp các khu vực ôn đới và phía Bắc của bán cầu. Đây là một loại nấm độc có thể gây ra tình trạng ảo giác và đã từng được dùng làm thuốc tiêu diệt ruồi - đây chính là nguồn gốc của cái tên “nấm tán giết ruồi” hay “nấm diệt ruồi”.

Nấm độc đỏ mang tính biểu tượng và dễ nhận biết bởi vẻ ngoài đặc trưng của nó cũng như được biết rộng rãi trong dân gian. Theo đó, nấm độc đỏ thường có màu đỏ tươi hoặc màu cam kèm theo nhiều đốm hạt có màu trắng ở mặt trên nấm như mụn cóc. Mặt dưới của loài nấm này có màu trắng.

Tương tự như hầu hết các loài nấm Amanita khác, nấm độc đỏ cũng có bào tử màu trắng. Bên cạnh đó, loài nấm này còn có một vòng tròn đặc trưng ở trên thân gần về phía dưới mũ nấm cùng với một lớp màn bị rách do cuống nấm mọc nên và nở ra thành mũ nấm.

Nấm độc đỏ là gì? Nấm độc đỏ có phải là một loại nấm độc không? 1
Nấm độc đỏ là một trong những loại nấm có chứa độc tính gây hại cho sức khỏe

Các loại nấm độc đỏ

Theo các nhà khoa học, nấm độc đỏ được chia thành 4 loại nấm như sau:

Nấm độc đỏ Âu Á

Loại nấm này có màu đỏ tươi và thường mọc ở các khu vực Châu Á, Bắc Mỹ. Mũ của nấm diệt ruồi Âu Á có thể sẽ có màu vàng hoặc màu cam do sắc tố tím phát triển chậm. Mũ nấm thường rộng có các đốm hạt màu vàng hoặc màu trắng nổi lên trên bề mặt nên có thể bị mưa rửa trôi.

Nấm diệt ruồi Âu Á thường mọc ở dưới cây bạch dương và các loài cây lá kim trong rừng.

Nấm độc đỏ là gì? Nấm độc đỏ có phải là một loại nấm độc không? 2
Nấm độc đỏ Âu Á thường mọc ở dưới tán cây bạch dương và các loại cây lá kim trong rừng

Nấm độc đỏ Mỹ

Nấm diệt ruồi Mỹ có màu đỏ và có các đốm hạt màu trắng hoặc màu vàng trên bề mặt mũ nấm. Loại nấm này thường được tìm thấy ở miền Nam Alaska đi xuống, qua dãy núi Rocky, qua Trung Mỹ và đến tận Andean Colombia.

Nấm diệt ruồi Mỹ biến thể màu vàng

Nấm diệt ruồi Mỹ biến thể màu vàng có mũ màu cam hoặc vàng và ở giữa thường đậm màu hơn hẳn. Loại nấm này được tìm thấy phổ biến nhất là ở phía đông bắc của Bắc Mỹ, từ Quebec và Newfoundland đi về phía nam cho đến bang Tennessee.

Nấm độc đỏ Inzenga

Loại nấm này có mũ màu vàng cam hoặc vàng nhạt. Các đốm hạt trên mũ nấm và thân có màu vàng nhạt hoặc màu rám nắng.

Nấm độc đỏ có phải là một loại nấm độc không?

Theo các chuyên gia, Amanita muscaria là một chất kích thích hệ thần kinh thay vì là chất gây ảo giác truyền thống. Bởi trong nấm độc đỏ không chứa các hợp chất hoạt động có tương tác với các thụ thể serotonin, chẳng hạn như nấm Mescaline, Psilocybin hoặc LSD.

Độc tính

Thông thường, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngộ độc nấm là do ăn phải chúng. Trong nấm Amanita muscaria có chứa chất muscimol, muscarine, axit ibotenic và các chất alkaloid độc hại khác, cụ thể như sau:

  • Muscimol: Gây ra trạng thái hưng phấn, ảo thân và synesthesia (trải nghiệm một trong các giác quan thông qua giác quan khác. Muscimol đã từng được sử dụng trong các thử nghiệm nghiên cứu về phương pháp điều trị bệnh Parkinson và bệnh động kinh.
  • Axit ibotenic: Đây là một chất độc thần kinh gây ra tình trạng ảo giác mạnh do nó tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Khi con người tiêu thụ axit Ibotenic thông qua nấm thì chất này nhanh chóng khử carboxyl thành chất muscimol.
  • Muscarine: Chất này ít gây ra trạng thái ảo giác hơn so với muscimol và axit ibotenic. Tuy nhiên, nếu bị ngộ độc muscarine có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như đổ mồ hôi, tăng tiết nước bọt, khóc, biến dạng thị giác, mất khả năng phối hợp, hưng phấn và các vấn đề về liên quan đến dạ dày.

Bên cạnh đó, trong nấm độc đỏ còn có chứa bufotenine - là một hợp chất gây ra ảo giác gây độc ở mức độ yếu. Độc tố của con cóc cũng có chứa hợp chất bufotenine này. Về mặt cấu trúc, bufotenine được xem là một chất gây ảo giác indol và có khả năng ngăn chặn các hoạt động của serotonin - là chất được tìm thấy trong các mô não bình thường. Ngoài ra, bufotenine cũng hoạt động như một dẫn chất làm co mạch máu mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp. Trong ngành y học hiện đại, bufotenine chỉ được dùng trong các thực nghiệm nhằm mô phỏng lại các trạng thái của bệnh tâm thần với mục đích nghiên cứu bệnh tâm thần.

Triệu chứng

Sau khi ăn phải nấm độc đỏ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

Tuỳ thuộc vào môi trường sống cũng như lượng nấm được đưa vào cơ thể mà các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vài giờ sau khi ăn nấm độc đỏ.

Nấm độc đỏ là gì? Nấm độc đỏ có phải là một loại nấm độc không? 3
Độc tính của nấm độc đỏ có thể gây ra triệu chứng buồn nôn

Điều trị

Sau khi ăn phải nấm độc đỏ, cơ thể của người bệnh thường sẽ phục hồi trong vòng 12 - 24 giờ. Trường hợp tử vong do ăn phải loại nấm độc đỏ được ghi nhận là rất hiếm.

Tuy nhiên, người bệnh cần được chăm sóc y tế nếu nghi ngờ bị ngộ độc bởi nấm độc đỏ. Các phương pháp điều trị ngộ độc nấm độc đỏ bao gồm:

  • Sử dụng than hoạt tính;
  • Rửa dạ dày.

Nấm độc đỏ có ăn được không?

Như đã nói ở trên, nấm độc đỏ có khả năng gây ảo giác và có độc nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mặc dù không phổ biến nhưng nấm độc đỏ vẫn được ghi nhận ở một số khu vực của Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là có thể sử dụng làm thực phẩm sau khi đã loại bỏ độc tố trong nấm. Các chất độc có trong nấm độc đỏ sẽ hoà tan trong nước nên khi được luộc chín thì nấm có thể giải độc và ăn được. Do đó, có thể giảm thiểu độc tính của nấm độc đỏ bằng cách đun sôi nấm với nước hoặc làm khô nấm, từ đó làm suy yếu đặc tính độc hại của loại nấm này.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêu thụ nấm độc đỏ nhằm tránh những tình huống nguy hiểm không mong muốn xảy ra.

Nấm độc đỏ là gì? Nấm độc đỏ có phải là một loại nấm độc không? 4
Không nên tiêu thụ nấm độc đỏ để tránh gây hại cho sức khỏe

Tóm lại, nấm độc đỏ có tên khoa học là Amanita muscaria và có vẻ ngoài tương tự như những cây nấm có trong truyện cổ tích với mũ nấm màu đỏ kèm theo các đốm trắng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nấm độc đỏ sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra các triệu chứng không mong muốn như ảo giác, buồn nôn, kích ứng, buồn ngủ…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin