Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mùi thuốc tẩy Javen có độc không? Những lưu ý khi sử dụng

Ngày 05/10/2023
Kích thước chữ

Thuốc tẩy Javen có chứa chất oxy hóa có khả năng phân huỷ các loại vi trùng có hại và tạp chất hữu cơ có mùi khó chịu nên thường được sử dụng để tẩy trắng quần áo, lau nhà, khử trùng đồ đạc hay nhà vệ sinh,… Dưới đây là những công dụng phổ biến của thuốc tẩy và giải đáp mùi thuốc tẩy Javen có độc không?

Javen hay còn gọi là thuốc tẩy được nhiều người sử dụng vì giá thành rẻ, dễ mua, dễ sử dụng và có thể làm sạch rất tốt. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của nước tẩy Javen còn tiềm ẩn những mối nguy hại cho người sử dụng. Vậy tác hại của thuốc tẩy Javen là gì? Mùi thuốc tẩy Javen có độc không?

Công dụng của nước Javen

Tẩy vết bẩn trên quần áo

Đây là công dụng cơ bản nhất của thuốc tẩy Javen, có thể loại bỏ vết bẩn trên quần áo, chăn, gối, nệm sáng màu. Ngoài ra, nước tẩy còn có thể tiêu diệt chấy rận có trên quần áo cũ, chăn cũ, khăn lau mà không tốn rất nhiều thời gian, công sức chà rửa hay sử dụng máy giặt.

Tùy theo chất liệu vải mà bạn dùng lượng thuốc tẩy phù hợp. Loại thuốc tẩy này đặc biệt hiệu quả với vải cotton, chỉ nên sử dụng thuốc tẩy ở nồng độ từ 1 - 6%, vì vượt quá 6% sẽ làm hỏng vải. Bạn cũng nên cẩn thận khi giặt quần áo màu để tránh làm phai màu vải.

Cách làm:

  • Pha thuốc tẩy theo tỷ lệ ghi trên hướng dẫn trên cha và khuấy đều.
  • Nhúng đồ cần giặt vào dung dịch thuốc tẩy và ngâm khoảng 10 - 20 phút.
  • Xả lại bằng nước sạch nhiều lần để mùi thuốc tẩy không còn bám vào quần áo.
Mùi thuốc tẩy javen có độc không? Những lưu ý khi sử dụng 1
Mùi thuốc tẩy Javen có độc không? Nếu hít quá nhiều có thể gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,...

Khử trùng bồn cầu

Ngoài tác dụng làm sạch quần áo, nước tẩy Javen còn có thể thay thế các chất tẩy rửa bồn cầu khác.

Cách làm:

  • Đổ thuốc tẩy lên bồn cầu hoặc những khu vực có vết ố vàng.
  • Dùng bàn chải chà kỹ và xả lại bằng nước.

Khử trùng đồ gia dụng

Vì thuốc tẩy có đặc tính sát trùng nên nước tẩy pha loãng có thể được sử dụng làm chất khử trùng thay cho hydro peroxide và rượu. Bạn có thể sử dụng nước tẩy để khử trùng vật dụng gia đình.

Cách làm:

  • Pha loãng nước tẩy và nước theo tỷ lệ 1:7.
  • Đổ dung dịch tẩy lên đồ vật cần khử trùng.
  • Dùng bàn chải chà sạch và rửa lại bằng nước sạch.

Vệ sinh nhà cửa

Như đã đề cập ở trên, thuốc tẩy có đặc tính tẩy rửa mạnh vì vậy có thể sử dụng để lau nhà. Tuy nhiên, sẽ không có hương thơm như các loại nước lau sàn thông thường. Mỗi lần sử dụng chỉ dùng nước Javen nồng độ 12 - 15% pha với nước sạch để lau sàn. Sử dụng nồng độ cao hơn có thể nguy hại cho làn da.

Cách làm:

  • Trộn 1 nắp nước tẩy vào nửa xô nước.
  • Nhúng cây lau nhà vào, vắt khô và lau.
  • Lau lại nhà một lần nữa bằng nước sạch.

Vệ sinh hồ bơi

Ngoài những công dụng trên, nước tẩy còn được dùng để khử trùng nước bể bơi. Vì nước hồ bơi là môi trường thuận lợi cho muỗi và vi sinh vật sinh sống và sinh sản nên người ta thường trộn thuốc tẩy vào hồ bơi để khử trùng và ngăn chặn vi khuẩn sinh sản. Để làm sạch những nơi này bạn phải sử dụng nước tẩy Javen có nồng độ khoảng 30%, nếu nồng độ thấp hơn thì việc khử trùng sẽ không được đảm bảo.

Mùi thuốc tẩy javen có độc không? Những lưu ý khi sử dụng 2
Nước tẩy còn được dùng để khử trùng nước bể bơi

Tác hại của nước Javen? Mùi thuốc tẩy Javen có độc không?

Nước tẩy Javen là một hóa chất làm sạch có tính ăn mòn cao, gây kích ứng da. Nếu sử dụng trong thời gian dài và tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ra các bệnh về da như viêm da. Đặc biệt, nếu chẳng may để thuốc tẩy dính vào mắt sẽ gây kích ứng, đau mắt và hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Mùi thuốc tẩy Javen có độc không? Khi sử dụng thuốc tẩy, nếu không đeo khẩu trang bảo vệ, có thể hít phải quá nhiều khí độc. Điều này có thể gây khó thở, ho và đau họng, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp và gây tổn thương phổi. Trong nhiều trường hợp, sau khi hít phải một lượng lớn thuốc tẩy còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra bệnh hen suyễn, đau đầu, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, có thể gây ung thư.

Vô tình uống phải nước tẩy sẽ gây bỏng, ngộ độc và nặng hơn là loét họng, bỏng niêm mạc miệng, thực quản, đường ruột, dạ dày, nôn mửa và đau bụng,... Cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng nước tẩy Javen

Một số lưu ý khi sử dụng nước tẩy Javen để đảm bảo an toàn:

  • Trước khi sử dụng cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến ​​thức cơ bản về thuốc tẩy.
  • Chọn mua thuốc tẩy có bao bì ghi rõ ngày sản xuất, xuất xứ, thông tin thành phần cụ thể và hướng dẫn sử dụng.
  • Nên đeo găng tay cao su, kính bảo hộ và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc tẩy, thậm chí khi đã pha loãng.
  • Không pha thuốc tẩy với nước nóng vì sẽ gây phản ứng hóa học không tốt.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt công thức pha nước tẩy in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy đối với đồ lót, đồ bơi, quần áo tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm.
  • Không để nước tẩy gần nguồn nước sinh hoạt, nguồn thực phẩm.
  • Khi sử dụng nước tẩy để làm trắng quần áo, không đổ trực tiếp lên quần áo để tránh làm mòn quần áo và đảm bảo quần áo được giặt sạch. Xả với nước sạch nhiều lần để làm sạch chất tẩy. Không dùng thuốc tẩy để tẩy quần áo lụa, quần áo có màu,...
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tẩy để tránh những hậu quả xấu ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tránh để thuốc tẩy dính vào mắt: Nếu không may nước tẩy dính vào mắt, hãy rửa sạch ngay nhiều lần với nước. Sau đó đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Tuyệt đối không uống thuốc tẩy: Nếu vô tình uống phải, hãy uống nhiều nước hoặc sữa để sơ cứu trước khi đến bệnh viện. Không gắng nôn vì điều này sẽ gây thêm tổn thương cho các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Phương pháp bảo quản: Đóng chặt nắp sau khi sử dụng, kiểm tra cẩn thận để tránh đổ tràn ra ngoài. Bảo quản thuốc tẩy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và đặc biệt xa tầm tay trẻ em.

Những nguyên liệu có thể thay thế nước Javen

Baking soda, borax

Hiện nay, theo khuyến nghị của các chuyên gia và nhà khoa học, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa thay thế nước Javen ít độc hại hơn như baking soda và bột borax. Mặc dù các chất này cũng là hóa chất nhưng ít gây hại cho sức khỏe con người.

Mùi thuốc tẩy javen có độc không? Những lưu ý khi sử dụng 3
Thay thế nước tẩy Javen bằng baking soda để đảm bảo an toàn hơn

Chanh

Có thể dùng chanh làm chất tẩy rửa vì trong chanh có chứa axit xitric, có tác dụng khử mùi hôi hoặc vết ố trên quần áo. Trộn một muỗng nước cốt chanh với 1 lít nước cũng làm dung dịch tẩy rửa rất tốt.

Giấm

Giấm có tác dụng đánh bóng kim loại, khử mùi hôi và rửa sạch dầu mỡ bám trên bát đĩa rất hiệu quả nhờ hàm lượng axit axetic có trong giấm. Pha một muỗng giấm với 1 lít nước cũng có tác dụng diệt khuẩn tương tự như thuốc tẩy nhưng ít gây hại cho người sử dụng.

Sau khi biết tác hại và mùi thuốc tẩy Javen có độc không cũng những lưu ý khi sử dụng nước tẩy, mọi người nên sử dụng cẩn thận và đúng cách nước tẩy để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa khác có tác dụng tương tự nhưng nhẹ nhàng và an toàn hơn như giấm, baking soda, nước chanh,…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin