Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mụn ở quai hàm: Đặc điểm và cách điều trị mụn hiệu quả

Ngày 01/02/2023
Kích thước chữ

Mụn là nguyên nhân khiến các chị em tự ti với gương mặt của mình. Ở mỗi vị trí khác nhau, mụn sẽ phản ánh vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Trong đó, mụn ở quai hàm là tình trạng khiến chúng ta thường cảm thấy đau và cực kỳ khó chịu.

Mụn ở quai hàm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến nhiều cô nàng cảm thấy khó chịu, không tự tin. Vậy bạn có biết đâu là nguyên nhân gây ra mụn ở quai hàm? Tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về loại mụn này nhé. 

Đặc điểm mụn ở quai hàm

Vùng quai hàm là vị trí thường xuyên xuất hiện những nốt mụn viêm, mụn bọc sưng đỏ gây đau khi chạm vào bởi đây là vùng dễ đổ dầu nhất trên khuôn mặt.

Các nốt mụn ở quai hàm sẽ ngày càng phát triển dần nếu không được điều trị và nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ khuôn mặt khiến bạn khó chịu, mất tự tin.

Mụn ở quai hàm: Đặc điểm và cách điều trị mụn hiệu quả 1 Mụn ở quai hàm thường là mụn mủ, mụn bọc

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn ở quai hàm

Mụn ở quai hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu nhất vẫn là do sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là một số yếu tố khiến quai hàm dễ xuất hiện mụn:

  • Tình trạng hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn ở cằm.
  • Không làm sạch da thường xuyên.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Có thể là biểu hiện cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa.
  • Một số nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học…

Mụn mọc ở quai hàm có gây nguy hiểm gì đến sức khoẻ và làn da không?

Mụn mọc ở quai hàm nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Ở mức độ nhẹ, các nốt mụn này chỉ để lại thâm sẹo trên da. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn, mụn có thể biến chứng nặng nề và gây viêm nhiễm làn da.

Có rất nhiều cách có thể giảm bớt mụn sưng đỏ như sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian,… Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên thăm khám và tham gia điều trị. Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tại nhà, nặn sai cách chỉ khiến da mặt thêm tổn thương. 

Mụn ở quai hàm: Đặc điểm và cách điều trị mụn hiệu quả 2 Mụn ở quai hàm nếu không điều trị có thể gây biến chứng viêm nhiễm

Cách điều trị mụn mọc ở quai hàm bằng mẹo dân gian

Trị mụn ở quai hàm với thuốc Tây y

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn ở quai hàm thường được bác sĩ kê toa:

  • Thuốc trị mụn Isotretinoin: Thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm. Tuy nhiên bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như khô môi, khô da, đau cơ khớp…
  • Thuốc kháng sinh: Với nhóm thuốc này, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, không được tự ý thêm bớt liều lượng bởi có thể gây ra phản ứng phụ.
  • Các nhóm thuốc Benzoyl peroxide, thuốc Axit Salicylic, Retinoid trị mụn khá hiệu quả. Thuốc hỗ trợ giảm sưng đỏ và viêm nhiễm quanh nốt mụn.
  • Thuốc chống Androgen: Đây là nhóm thuốc kìm hãm quá trình tiết dầu thừa trên da, đặc biệt ở vùng quai hàm, mũi, cằm,… Đồng thời còn có công dụng làm giảm mụn trứng cá, khôi phục làn da mịn màng.

Trị mụn mọc ở quai hàm bằng mẹo dân gian

Một trong những cách hỗ trợ chữa mụn ở quai hàm tiện lợi và khá đơn giản là áp dụng các mẹo dân gian. Tuy là phương pháp được truyền miệng song lại có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng mụn. Có thể kể đến một số phương pháp như:

Trị mụn sưng đỏ ở quai hàm bằng rau má

Cách thực hiện: Sau bước làm sạch da mặt, dùng khăn lau khô rồi lấy một lượng nước cốt rau má (có pha chút muối) vừa đủ thấm vào bông tẩy trang thoa lên vùng da bị mụn. Giữ khoảng 10 đến 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước. Thực hiện phương thức này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn.

Mụn ở quai hàm: Đặc điểm và cách điều trị mụn hiệu quả 3 Rau má cho tác dụng làm giảm tình trạng mụn ở quai hàm

Trị mụn ở quai hàm bằng nghệ tươi

Cách thực hiện: Làm sạch da mặt, thoa hỗn hợp sữa chua không đường và nước cốt nghệ tươi lên vùng da bị mụn, massage nhẹ nhàng và để khô trong khoảng 15 phút. Sau đó đắp thêm toner để se khít lỗ chân lông.

Trị mụn ở quai hàm bằng nha đam

Cách thực hiện: Xay nhuyễn gel nha đam, lọc lấy dung dịch. Đắp trực tiếp dung dịch này vào vùng da bị mụn khoảng 20 phút. Sau đó rửa mặt sạch, nên thực hiện 3-4 lần/tuần để đạt được hiệu quả giảm mụn. 

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm về loại mụn ở quai hàm này. Hãy kịp thời thăm khám để có cách điều trị, ngăn chặn mụn bùng phát và lây lan, sớm lấy lại làn da sạch mụn, khoẻ mạnh.

Ly Huỳnh

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:mụnTrị mụn