Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Mặc định
Lớn hơn
Người bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nấm có nhiều chất xơ, ít chất béo, vi sinh vật có lợi cho đường ruột… Vậy nấm có tốt cho người bị tiểu đường không? Cách dùng nấm như thế nào thì tốt?
Những người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao. Để điều trị hiệu quả và đẩy lùi bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nấm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nấm có tốt cho người bị tiểu đường?
Để biết nấm có tốt cho người bị tiểu đường không bạn nên tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong nấm. Có nhiều loại nấm khác nhau gồm nấm trắng, nấm sò, nấm rơm, nấm hương... với bề ngoài và hương vị khác nhau, nhưng chúng đều có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, được đặc trưng bởi hàm lượng chất béo và lượng đường thấp. Một cốc (70 gram) nấm thô sẽ mang đến hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Nấm rất giàu một số vitamin B nhất định và selen. Các vitamin B có trong nấm là một nhóm gồm tám vitamin tan trong nước có tác dụng cải thiện chức năng não. Trong khi đó, selen là một chất chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò chính trong chức năng của tuyến giáp.
Tiểu đường làm cho cơ thể người bệnh không sản xuất đủ hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Insulin có chức năng chuyển đường từ máu vào tế bào để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh nhằm điều trị bệnh hiệu quả. Thực tế, người bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm nên ăn hoặc nên tránh. Hãy dùng thử nấm vì đây là thực phẩm ít đường, carbohydrate thấp có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại nấm ăn được như nấm hương, nấm trắng, nấm sò... chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Ngoài vitamin B cải thiện chức năng não và selen giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) trong nấm cũng thấp. Nấm giúp người tiểu đường làm chậm tốc độ gia tăng của lượng đường trong máu. Với hàm lượng vitamin B cao, nấm có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi và người dùng thuốc kiểm soát lượng đường trong máu một thời gian dài. Ngoài vitamin B, các hợp chất hoạt tính sinh học trong nấm như polysaccharide có đặc tính phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Cùng với đó, nấm cũng chứa chất xơ hòa tan beta glucan, là một trong những hợp chất hoạt tính sinh học, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và quá trình tiêu hóa. Từ đó, mức cholesterol và lượng đường trong máu được kiểm soát sau mỗi bữa ăn, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bên cạnh công dụng cải thiện và phòng bệnh tiểu đường, người bị tiểu đường ăn nấm còn được hưởng nhiều lợi ích khác như sau:
Ngoài việc quan tâm nấm có tốt cho người bị tiểu đường hay không, bạn nên tìm hiểu cách dùng nấm đúng cách:
Nhìn chung, nấm được xem là bổ dưỡng và an toàn cho bệnh nhân bị tiểu đường vì hàm lượng GI và GL thấp. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B và polysacarit của nấm tốt cho sức khỏe bao gồm kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Ngoài lợi ích chống tiểu đường, nấm còn thêm hương vị cho các món ăn ngon hơn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.