Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm miệng candida có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng candida thường gây ra sự tổn thương không nhỏ đối với răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung. Vậy căn bệnh này có triệu chứng gì và cách khắc phục thế nào?

Muốn tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng candida, bạn hãy theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau.

Nấm miệng candida là bệnh gì?

Nấm candida vốn là bệnh lý được gây ra bởi nấm men thuộc họ Candida. Đây là loại nấm rất phổ biến ở môi trường và sống ở rất nhiều nơi. Ở trên cơ thể người, nấm candida thường xuất hiện tại họng, vùng tiêu hóa, bộ phận sinh dục hoặc trên da. Trên thực tế, nấm candida đã tồn tại ở trên cơ thể người. Ở một số thời điểm phù hợp, khi gặp được các điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển và gây ra bệnh nấm.

Nấm miệng candida có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?1 Nấm miệng candida có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?

Giống với khu vực miệng, nấm candida khi gặp được yếu tố thuận lợi sẽ gây ra căn bệnh nấm miệng (hay còn được gọi là nấm lưỡi, tưa miệng). Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm nấm ở miệng đó là:

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm nấm candida. Một khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, sẽ không còn hàng rào nào để bảo vệ cơ thể trước các loại vi sinh vật. Sự suy giảm miễn dịch này cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị ức chế suy giảm miễn dịch khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật ghép tạng, HIV/AIDS…
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: Khi mắc phải căn bệnh tiểu đường, nước bọt của bệnh nhân sẽ chứa một lượng đường lớn. Đây chính là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. 
  • Phụ nữ nhiễm âm đạo: Nấm âm đạo và nấm miệng đều do một loại nấm gây nên. Do đó, những người bị nấm âm đạo thường có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn. Ngoài ra, với những mẹ bầu bị nấm âm đạo thì nguy cơ mà trẻ bị nấm miệng sẽ rất lớn do mẹ tiếp xúc với mầm bệnh trong quá trình sinh thường.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có chứa corticosteroid  hay  prednisone cũng sẽ khiến cho hệ sinh vật tự nhiên ở trong cơ thể mất cân bằng. Khi ấy, nguy cơ bệnh nhân bị nấm miệng sẽ gia tăng.
  • Một số vấn đề răng miệng khác: Đeo răng giả, niềng răng, bệnh nhân mắc chứng khô miệng cũng có nguy cơ bị nấm miệng candida.

Triệu chứng của nấm miệng candida 

Nấm miệng có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thường cao hơn do sức đề kháng của trẻ còn kém nên sẽ dễ mắc phải bệnh hơn khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Triệu chứng nấm miệng ở người lớn

Tình trạng nấm miệng ở người lớn được đặc trưng bởi các dấu hiệu như sau:

  • Khu vực lưỡi, má trong, vòm miệng, lưỡi và cổ họng xuất hiện các mảng màu trắng.
  • Ngoài những mảng trắng trên thì còn có những khu vực bị tấy đỏ và có cảm giác đau rát.
  • Vị giác bị giảm sút khi ăn uống. Ở trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị mất vị giác hoàn toàn khi ăn uống.
  • Khóe miệng đỏ ửng và nứt nẻ, có thể bị chảy máu nhẹ.
  • Nấm miệng khi lan xuống vùng hầu họng sẽ rất khó nuốt và có cảm giác đau rát mỗi khi nuốt. Bên cạnh đó, khi bị nấm miệng, hơi thở của bệnh nhân sẽ có mùi hôi. 

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ em

Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh nấm miệng  ở trẻ em đó là:

  • Trẻ bỏ bú, có biểu hiện chán ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vùng miệng có cảm giác đau rát, ngứa ngáy.
  • Xuất hiện những đốm trắng ở vùng miệng, sẽ rất khó để có thể cạo mảng trắng này trên lưỡi.
  • Trẻ liên tục quấy khóc và liên tục có những dấu hiệu đưa tay lên má. Không chỉ vậy, trẻ cũng rất nhanh bị hăm tã.
Nấm miệng candida có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?2 Trẻ thường quấy khóc khi bị nấm miệng

Điều trị bệnh nấm miệng

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ căn bệnh nấm miệng, tốt nhất là bệnh nhân nên đến các bệnh viện để được chẩn đoán. Một số xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm để soi dưới kính hiển vi.
  • Nội soi vùng họng, miệng và dạ dày để phát hiện ra những vị trí phát hiện nấm candida.
  • Với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm tại vùng miệng - hầu - họng thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Một số nhóm thuốc phổ biến đó là clotrimazole, nystatin, miconazole được sử dụng qua đường uống. 

Ngay khi phát hiện ra bệnh, bạn nên thăm khám ngay và không được chậm trễ. Bởi lẽ, nếu không điều trị kịp thời, nấm miệng sẽ lan sang các khu vực khác như nấm thanh quản, nấm họng, nấm dạ dày, thậm chí là nhiễm vào trong máu. 

Nấm miệng candida có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?3 Bệnh nhân nên điều trị nấm miệng kịp thời

Trong quá trình điều trị nấm miệng, bệnh nhân có thể kết hợp với những mẹo sau đây để việc điều trị trở nên hiệu quả hơn:

  • Nên súc miệng bằng nước muối và đánh răng sau khi ăn xong.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ khi đeo răng giả, tránh gây kích ứng...
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ ngọt.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ăn nhiều chanh, cam, ổi, bưởi, rau ngót, súp lơ…

Trên đây là những thông tin liên quan đến căn bệnh nấm miệng candida. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin