Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm móng tay ở trẻ em nhận biết thế nào?

Ngày 30/09/2022
Kích thước chữ

Nấm móng tay ở trẻ em thường có nguyên nhân từ 2 loại vi nấm phổ biến nhất là nấm sợi tơ dermatophytes và nấm hạt men candida. Bệnh lý nấm móng tay khiến trẻ luôn có cảm giác khó chịu, đau rát, khó khăn khi vận động và có thể làm móng hư tổn nghiêm trọng.

Nấm móng tay là bệnh lý có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là những người ra mồ hôi tay nhiều hoặc môi trường làm việc ẩm ướt, độ ẩm cao. Nấm móng tay ở trẻ em nếu không được nhận biết kịp thời và điều trị thì có thể tiến triển nặng hơn, ăn mòn móng nhiều hơn đấy. 

Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em 

Nấm móng tay nói chung hay nấm móng tay ở trẻ em nói riêng là tình trạng móng tay bị hư tổn do sự xâm nhập của vi nấm gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là nấm sợi tơ và nấm hạt men. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao hoặc dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao hơn thông thường. 

Nấm móng tay ở trẻ em nhận biết thế nào 1

Nấm móng tay ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trên da tay tự nhiên qua tiếp xúc hàng ngày có thể tồn tại vi nấm, tuy nhiên khi xuất hiện những vết trầy xước hoặc có môi trường thích hợp cho những vi nấm này sinh sôi, phát triển thì sẽ dẫn đến tình trạng nấm móng tay ở trẻ em. Mức độ của bệnh cũng khá đa dạng, từ nhẹ đến nặng và hầu hết trường hợp đều không ghi nhận biến chứng nặng nề khi nhiễm nấm móng tay. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm móng tay ở trẻ em gồm những biểu hiện phổ biến sau: 

  • Bề mặt móng kém mịn màng, xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng, móng mất đi độ sáng bóng, khỏe mạnh thông thường.
  • Móng tay trẻ em có hiện tượng chuyển đổi màu sắc thành vàng, nâu, xanh,... một cách bất thường.
  • Vùng da quanh móng tay có thể bị ngứa, đau, rát, sưng tấy hoặc ửng đỏ tùy tình trạng.
  • Tình trạng nấm móng tay ở trẻ em chuyển nặng, nấm ăn mòn vào dưới móng có thể làm móng tay bị biến dạng, dày sừng và sần sùi. 

Vì sao trẻ bị nấm móng tay? 

Nguyên nhân gây nấm móng tay ở trẻ em cũng là điều mà không ít phụ huynh thắc mắc bởi khi biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách phòng ngừa hiệu quả hơn. Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, loại vi nấm gây nấm móng tay ở trẻ em phổ biến nhất là nấm sợi dermatophytes và nấm men candida

Khi những loại nấm gây bệnh này xâm nhập được vào da thông qua những vết trầy xước sẽ dần di chuyển đến vùng niêm mạc dưới móng, đồng thời gây nhiễm trùng móng tay và sinh ra bệnh nấm móng tay. 

Ngoài nguyên nhân chính gây nấm móng tay ở trẻ em là vi nấm thì những nguyên nhân chủ quan khác cũng làm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em tăng lên, cụ thể như: 

Điều kiện vệ sinh tay kém: Hầu hết trẻ nhỏ chưa có ý thức nhiều về việc giữ vệ sinh tay chân nói chung và móng tay nói riêng nên khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong kẽ móng lâu ngày phát sinh thành nấm móng tay. 

Hoạt động vui chơi hàng ngày: Trẻ nhỏ thường có tính tò mò và muốn khám phá nhiều thứ xung quanh nên việc vui chơi hàng ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay ở trẻ em xảy ra nhiều hơn. Hoạt động ở nơi ẩm ướt, nghịch nước, tắm hồ bơi, đào xới cát,... đều là những hoạt động ẩn chứa nguy cơ nhiễm nấm cao. 

Bị lây từ người khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh nấm móng tay ở trẻ em cũng có thể bị lây truyền từ người khác, có thể là bạn cùng chơi, người thân trong gia đình hoặc chính bố mẹ,... 

Móng tay cắt quá sát: Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng cắt móng tay sát cho con giúp móng lâu mọc dài lại hơn, tay con sạch sẽ hơn. Tuy nhiên việc làm này lại vô tình khiến phần da dưới móng tay lộ ra ngoài, dễ bị trầy xước và khả năng bị vi nấm xâm nhập cũng cao hơn. 

Nấm móng tay ở trẻ em nhận biết thế nào 2

Cắt móng tay quá ngắn khiến trẻ dễ bị nấm móng tay

Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và khi ở mức độ nhẹ hầu như không gây biến chứng nguy hiểm nào cho cơ thể nên bố mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé. 

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì tình trạng nấm móng tay khi trở nặng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí đau đớn cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc hoặc thường xuyên đưa tay lên miệng, bố mẹ nên lưu ý điều này, đặc biệt là với trẻ nhỏ. 

Còn với trẻ đã lớn thì bệnh nấm móng tay ở trẻ em ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, học tập và vui chơi hàng ngày của trẻ cũng như gây tác động không nhỏ đến tâm lý, ngoại hình của trẻ, bố mẹ cần quan tâm chia sẻ và cùng trẻ điều trị để đạt hiệu quả tốt hơn. 

Tóm lại, bệnh nấm móng tay ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng cần khá nhiều thời gian để điều trị khỏi, thông thường là từ 3 - 6 tháng. Ngoài ra, sau quá trình điều trị mà không có chế độ chăm sóc thích hợp còn có thể khiến bệnh tái phát. 

Cách chữa trị nấm móng tay ở trẻ em

Nấm móng tay cần điều trị càng sớm càng tốt, như vậy sẽ đảm bảo hạn chế tối đa tổn thương móng và ngón tay, tỷ lệ chữa khỏi nhanh hơn, khả năng tái phát cũng được kiểm soát tốt hơn khi có cách điều trị đúng. 

Hiện nay, có 2 phương pháp chữa nấm móng tay ở trẻ em phổ biến nhất là điều trị theo y khoa có sử dụng thuốc và chữa bằng cách dân gian với nguyên liệu thiên nhiên. Cách chữa nấm móng tay nào cũng có ưu điểm và thích hợp với tình trạng móng riêng biệt. 

Điều trị y tế bằng thuốc: Có 2 loại thuốc là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để trị nấm móng tay ở trẻ em. Thông thường khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ nên cần đưa trẻ đi khám. 

Điều trị theo cách dân gian: Với cách làm này thì thích hợp hơn với tình trạng nấm móng tay nhẹ, chưa có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy nhiều. Bạn có thể chọn những nguyên liệu có tính sát khuẩn cao như tỏi, giấm táo, lá trầu không,... để điều trị nấm móng cho trẻ. 

Nấm móng tay ở trẻ em nhận biết thế nào 3

Mẹo dân gian chữa nấm móng tay bằng tỏi hiệu quả, nhanh chóng

Nấm móng tay ở trẻ em không khó điều trị, quan trọng là cần nhận biết sớm, tuân thủ nguyên tắc chữa trị cũng như giữ vệ sinh tốt, tay khô ráo là được. Để phòng ngừa nấm móng tái phát, bạn nên hướng dẫn bé thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và không nên cắt móng tay cho bé quá ngắn nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin