Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nắm rõ biểu hiện hạ huyết áp và cách sơ cứu nhanh chóng

Ngày 22/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nắm rõ biểu hiện hạ huyết áp và cách sơ cứu nhanh chóng kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng không mong đợi. Biểu hiện hạ huyết áp – Khi huyết áp

Nắm rõ biểu hiện hạ huyết áp và cách sơ cứu nhanh chóng kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng không mong đợi.

Biểu hiện hạ huyết áp

– Khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg hoặc bị giảm hơn 20 mmHg số với trị số huyết áp bình thường trước đây thì khi đó, huyết áp của bạn đang ở mức thấp.

– Bên cạnh đó, khi bạn có các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, mặt xanh, khó chịu, bứt rứt trong người thì cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tụt huyết áp. Ngoài ra, người bệnh còn có một số cảm giác như đau bụng từng cơn kèm buồn nôn, khó tập trung và rất dễ nổi cáu …

– Thêm nữa, người bị tụt huyết áp, huyết áp thấp thường bị suy giảm khả năng tình dục, da bị khô, nhăn nheo và kèm theo rụng tóc. Đôi khi cơ thể vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi; khi thay đổi tư thế thì hoa mắt, xây xẩm mặt mày,…

-Lượng đường glucoza trong cơ thể giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cơ thể mệt mỏi, choáng váng, run rẩy và chảy nhiều mồ hôi.

-Cơ thể có hàm lượng hemoglobin trong máu dưới mức 9g/dl, dẫn tới oxy không lưu thông lên não, tim bị suy, nhịp tim chậm dẫn tới hoa mắt, chóng mặt.

Nắm rõ biểu hiện hạ huyết áp và cách sơ cứu nhanh chóng
Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện tụt huyết áp

Cách sơ cứu đối với trường hợp có biểu hiện hạ huyết áp

1. Đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát

Khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào từng hoàn cảnh, hãy nhanh chóng đưa họ tới những nơi thoáng mát hoặc đặt họ nằm trên giường, đầu hơi ngửa, hai chân nâng cao. Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có những phương pháp xử lý thích hợp. Lưu ý, tuyệt đối không được bế xốc bệnh nhân, điều đó sẽ làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn.

2. Uống nước ấm

Cho người bệnh uống khoảng 2 cốc nước ấm (khoảng 480ml) để giúp điều tiết huyết áp. Cũng có thể cho họ uống nước trà gừng, nước sâm, nước nho, … Đặc biệt, nếu có sôcôla, hãy cho bệnh nhân ăn sôcôla, bởi trong đó có chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, giảm nguy cơ gây tai biến cho bệnh nhân. Người mắc bệnh tụt huyết áp nên luôn mang trong mình một vài thanh sôcôla để có thể dùng ngay mỗi khi có những triệu chứng của bệnh.

3. Xoa bóp, bấm huyệt cho bệnh nhân

– Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt), day đi day lại khoảng 20-50 lần với mức độ từ nặng đến nhẹ dần.

– Vuốt trán: động tác này khá đơn giản, chỉ cần dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương và lặp đi lặp lại động tác này khoảng 30 lần.

– Day huyệt phong trì: Huyệt này nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Người sơ cứu dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt đó lặp đi làm lại khoảng 10 lần rồi dừng lại

Nắm rõ biểu hiện hạ huyết áp và cách sơ cứu nhanh chóng
Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt), day đi day lại khoảng 20-50 lần

4. Tùy vào từng trường hợp mà có những cách xử lý tiếp theo

– Nếu bệnh nhân tụt huyết áp do bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

– Nếu mắc bệnh mãn tính mà bị tụt huyết áp thì phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Bệnh huyết áp là một căn bệnh rất nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa kịp thời. Chính vì vậy, bệnh nhân nên khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và kiểm soát những biểu hiện hạ huyết áp, đặc biệt là các thai phụ, học sinh, người lao động …

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm