Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh này là 5-6% và thường gặp ở những trẻ 5-15 ngày tuổi. Vì thế ba mẹ không nên chủ quan, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ở mắt khá phổ biến. Đa số các bé mới sinh thường ngủ rất nhiều nên ba mẹ không thể phát hiện các dấu hiệu lạ ở mắt ngay được. Do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên nếu không được điều trị viêm kết mạc kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Kết mạc là lớp màng bao bọc bên ngoài nhãn cầu, còn được gọi là tròng trắng của mắt. Viêm kết mạc là một phản ứng viêm gây khó chịu cho mắt ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng đặc trưng là nhiễm trùng hoặc sưng niêm mạc bên ngoài nhãn cầu mắt. Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Những người đã từng bị viêm kết mạc trước đây vẫn có thể tái phát nếu tiếp xúc với người bệnh khác. Khi tái phát, bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến những biến chứng khác. Các biểu hiện điển hình của viêm kết mạc là: Đỏ mắt, ngứa mắt, cảm giác có vật vướng ở mắt, chảy nước mắt, đóng vảy ở mi mắt, có dịch nhầy đặc,...
Ở trẻ sơ sinh nếu trẻ không thể mở mắt trong vài ngày đầu sau sinh, chảy nhiều nước mắt, có ghèn nhiều, sưng mí mắt,… thì rất có thể trẻ đã bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở cả hai mắt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm loét giác mạc và giảm thị lực. Vì vậy ba mẹ cần theo dõi và điều trị cho trẻ.
Điều quan trọng nhất khi ba mẹ phát hiện bé có nguy cơ bị viêm kết mạc là phải bình tĩnh, không được áp dụng các cách truyền miệng tại nhà hoặc ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ vì có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ về sau.
Khi trẻ có một số dấu hiệu bị viêm kết mạc ba mẹ nên:
Mỗi loại viêm kết mạc lại có cách điều trị và chăm sóc khác nhau để đảm bảo chữa trị dứt điểm. Ba mẹ có thể tham khảo các hướng dẫn y tế sau đây để biết thêm về quá trình điều trị:
Vi khuẩn lậu cậu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Điều này thường xảy ra khi người mẹ mắc bệnh lậu nhưng không được điều trị dứt điểm, mang thai và vô tình truyền vi khuẩn vào mắt trẻ khi sinh nở. Dấu hiệu là mủ đặc xuất hiện và đau mắt ngay sau 2 - 4 ngày sau khi sinh. Nếu nặng hơn có thể là nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do lậu cầu thường sử dụng kết hợp nhỏ thuốc và tra thuốc tích cực. Tình trạng nặng nên cân nhắc dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) để điều trị bệnh. Nếu không điều trị tốt trẻ có thể bị loét giác mạc, thậm chí mù lòa.
Chlamydia có thể gây viêm kết mạc và nhiễm trùng sinh dục. Phụ nữ bị nhiễm chlamydia không được điều trị trước khi sinh có thể truyền sang cho con. Chlamydia được biết là lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm sinh. Bé có các biểu hiện như đỏ mắt, sưng mí mắt, chảy mủ sau 5 - 12 ngày sau khi sinh. Nếu bệnh phát triển mà không được điều trị, vi khuẩn sẽ lây lan đến mũi họng và phổi.
Với bệnh viêm kết mạc do chlamydia ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh đường uống như erythromycin. Căn bệnh này không thể điều trị bằng thuốc nhỏ vì không thể loại bỏ được vi khuẩn trong đường mũi họng. Những vi khuẩn này có thể gây ra bệnh viêm phổi nguy hiểm. Hiệu quả điều trị của erythromycin khoảng 80%, đó là lý do tại sao nó thường được kết hợp với thuốc kháng sinh tại chỗ như thuốc mỡ erythromycin.
Ngoài hai nguyên nhân trên viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh còn do một số trường hợp dị ứng ở thuốc nhỏ mắt, gây cay mắt và xuất hiện các triệu chứng dị ứng cơ bản như nhẹ như mí mắt sưng tấy. Lúc này bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ ngưng sử dụng thuốc nhỏ cũ, chuyển sang loại khác và phối hợp tái khám cho trẻ.
Nguyên nhân tiếp theo là do vi khuẩn hoặc virus. Ví dụ, vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ (không lây qua đường tình dục, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ). Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh kết hợp với thuốc mỡ để điều trị cho bé. Còn với trường hợp do virus thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc chống viêm và thuốc nhỏ bảo vệ nhãn cầu.
Để phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, ngay sau khi sinh trẻ cần được dùng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Với các bệnh lây nhiễm qua đường âm đạo của mẹ khi sinh nở (do mẹ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục) thì trước khi mang thai mẹ cần khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm sinh dục để phòng tránh bệnh sau khi sinh nở.
Nhìn chung, bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể điều trị khỏi mà không ảnh hưởng đến thị lực sau này của bé. Nếu ba mẹ nhận biết và có cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.