Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nặn mụn bằng tăm bông và những điều cần biết

Ngày 29/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi chúng ảnh hưởng đến ngoại hình. Nặn mụn là một trong những bước điều trị ban đầu để hạn chế mụn tái phát. Và nặn mụn bằng tăm bông chính là giải pháp giúp lấy nhân mụn nhanh chóng mà không gây tổn thương da.

Mụn là bệnh da liễu rất phổ biến và khiến nhiều người phải “đau đầu” để điều trị dứt điểm. Nhắc đến chữa trị mụn thì đây là quá trình dài hạn, buộc bạn phải biết cách chăm sóc da, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý. Trong đó không thể không can thiệp nặn mụn để trị mụn triệt để. Và nặn mụn bằng tăm bông là phương pháp được nhiều người khuyến khích.

Nặn mụn có tốt không?

Mụn hình thành trên da do nhiều nguyên nhân như hormone, vi khuẩn, dầu thừa, dị ứng với mỹ phẩm. Có nhiều loại mụn phổ biến bạn cần biết:

  • Mụn đầu đen: Được hình thành khi dầu và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Và khi tiếp xúc với không khí, dầu cùng các tế bào chết sẽ chuyển thành màu đen trong lỗ chân lông và hình thành nên mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng: Đầu mụn có màu trắng hay màu vàng nhạt, cứng và khá gây mất thẩm mỹ nếu chúng mọc từng cụm.
  • Mụn mủ: Loại mụn mọc sâu, khó nặn cũng như khó điều trị. Chúng thường có màu đỏ và viêm. Mụn mủ nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo.
Nặn mụn bằng tăm bông và những điều cần biết 1
Nặn mụn không đúng cách có thể gây sẹo rỗ, sẹo lõm

Nhiều người thắc mắc có nên nặn mụn hay nặn mụn bằng tăm bông có để lại sẹo không bởi có những tranh cãi xung quanh về giải pháp này là không tốt cho làn da. Thực tế nặn mụn không đúng cách sẽ làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da từ đó có thể để lại sẹo rỗ vĩnh viễn. Chưa kế lấy nhân mụn trong khi chúng chưa “chín” thì nguy cơ lây lan vi khuẩn và tạo ra các ổ mụn lớn hơn là rất cao.

Việc nặn mụn chỉ được khuyến khích khi được thực hiện ở điều kiện vô trùng và được nặn đúng kỹ thuật. Đặc biệt có một số loại mụn không lấy nhân dễ dàng được bởi chúng nằm sâu trong da nên cần bác sĩ có chuyên môn để thực hiện. Tóm lại nặn mụn là điều nên thực hiện và chúng là bước đầu quan trọng trong giai đoạn điều trị mụn.

Nặn mụn bằng tăm bông có hiệu quả?

Nặn mụn với tăm bông là một trong những phương pháp can thiệp “lành tính”. Chúng mang lại nhiều lợi ích:

  • Giúp sạch mụn: Việc lấy nhân mụn ra khỏi da chính là cách “giải phóng” cho lỗ chân lông, loại bỏ sự bít tắt và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
  • Ngăn ngừa mụn lây lan: Nếu có những nhân mụn không viêm để lâu ngày mà không có sự can thiệp thì chúng chính là các ổ vi khuẩn rất dễ viêm nhiễm. Tốt nhất phải lấy nhân ra để điều trị triệt để “ổ vi khuẩn” này.
  • Hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ: Kỹ thuật lấy nhân mụn bằng tăm bông sẽ vừa loại bỏ cồi mụn hiệu quả mà không tác động mạnh gây tổn thương da. Từ đó giúp ngừa hình thành sẹo.
Nặn mụn bằng tăm bông và những điều cần biết 2
Nặn mụn bằng tăm bông giúp hạn chế tổn thương trên da

Cách nặn mụn bằng tăm bông như thế nào?

  • Xem xét các nhân mụn cần lấy: Mụn chỉ được nặn khi chúng không còn cảm giác đau nhức, chúng đã khô lại và cồi mụn có thể trồi lên bề mặt da mà mắt thường nhìn thấy được. Có thể nặn mụn đầu trắng, vàng, đen. Tuyệt đối không nặn mụn không có đầu do nhân mụn quá sâu dưới da. Ngoài ra không nặn các mụn đang sưng viêm.
  • Làm sạch: Với người nặn mụn cần rửa sạch tay và đeo bao tay đã sát khuẩn. Với người cần lấy nhân mụn, nên tẩy trang với nước tẩy trang chuyên dụng, rửa mặt thật sạch cùng với sữa rửa mặt. Ngoài ra cần tẩy tế bào chết để lỗ chân lông thật thông thoáng và dễ nhìn thấy nhân mụn hơn. Bên cạnh đó có thể chườm ấm lên da mặt để làm mềm da giúp dễ lây nhân.
  • Nặn mụn: Dùng 2 tăm bông tạo áp lực lên vùng da xung quanh mụn. Tạo một lực đẩy để đẩy cho nhân mụn trồi lên bề mặt da. Để nhân mụn dễ lấy, bạn cần ấn tăm bông tại nhiều vị trí khác nhau, có thể từ xa, di chuyển các ngón tay theo chiều kim đồng hồ để đẩy nhân lên từ các góc khác nhau.
  • Làm dịu và sát khuẩn: Sau khi lấy nhân mụn, da đang bị sưng do lực tác động cũng như các cồi mụn vừa được “giải thoát” nên cần làm dịu da lại bằng cách đắp mặt nạ. Ngoài ra nên sử dụng những sản phẩm kháng viêm, kháng sưng chấm vào các nốt mụn có cồi lớn.

Sau nặn mụn phải chú ý gì?

Sau khi tìm hiểu về cách nặn mụn bằng tăm bông, ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc da sau khi đã lấy nhân. Một số lưu ý sau đây buộc bạn phải chú ý:

Đảm bảo nhân mụn được lấy sạch

Để điều trị mụn hiệu quả, bạn cần lấy nhân mụn thật kỹ. Đảm bảo không còn sót lại nhân mụn nếu không chúng vẫn sẽ phát triển thậm chí còn lây lan sang những vùng xung quanh. Dù nặn mụn với tăm bông hay bằng cây nặn mụn thì không nên tác động quá mạnh lên da. Nếu thực hiện đúng vị trí thì chỉ cần dùng đủ lực là đã có thể lấy nhân ra. Dấu hiệu cho thấy cồi mụn đã được lấy ra hoàn toàn đó chính là có một chút dịch vàng hay máu sau khi vừa lấy nhân.

Làm dịu da

Sau khi lấy nhân mụn xong, nên làm dịu da lại khoảng 10 - 20 phút. Lúc này có thể đắp mặt nạ cho da để làm xoa dịu làn da sau tổn thương, giúp các lỗ chân lông se khít lại từ đó làn da trở nên mịn màng. Tuy nhiên hạn chế dùng các loại mặt nạ dễ gây kích ứng, ưu tiên các tính chất lành tính với da như mặt nạ chiết xuất nha đam, chiết xuất tràm trà.

Nặn mụn bằng tăm bông và những điều cần biết 3
Đắp mặt nạ làm dịu da sau nặn mụn

Chăm sóc da khoa học

Muốn mụn không tái phát, bạn cần duy trì một chu trình chăm da khoa học hằng ngày. Không thể bỏ qua bước làm sạch với tẩy trang và sửa rữa mặt. Chọn kem dưỡng ẩm lành tính để da không bị khô và hồi phục nhanh. Với những ai da đang có mụn viêm sưng thì nên chọn kem dưỡng dạng gel để tránh gây bí da. Đừng quên luôn dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Nên dùng kem chống nắng dạng sữa cho những ai có da dễ lên mụn.

Trên đây là những chia sẻ về nặn mụn bằng tăm bông. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về giải pháp này và có cho mình những cách chăm da giảm mụn hiệu quả. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm