Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Dưỡng da

Nặn mụn có nên ủ tê không? Cần lưu ý gì khi lấy nhân mụn?

Ngày 30/08/2024
Kích thước chữ

Việc nặn mụn thường mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu. Để giảm thiểu sự khó chịu này, nhiều người lựa chọn phương pháp ủ tê trước khi nặn mụn. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về nặn mụn có nên ủ tê không?

Nặn mụn là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc da, đặc biệt là khi điều trị các vấn đề về mụn. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây đau đớn, khiến nhiều người lựa chọn ủ tê trước khi thực hiện. Vậy việc nặn mụn có nên ủ tê có phải là phương pháp tốt nhất?

Ủ tê khi nặn mụn là gì?

Trong các ca tiểu phẫu hoặc phẫu thuật liên quan đến da liễu, nha khoa, thẩm mỹ, thuốc tê là công cụ không thể thiếu để kiểm soát cơn đau hiệu quả. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách ủ tê vùng da hoặc bộ phận nhỏ, thường kéo dài từ 20 - 40 phút tùy thuộc vào khu vực và phương pháp tiểu phẫu. Thuốc tê làm mất cảm giác tạm thời mà không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức như thuốc mê. Mặc dù ủ tê có thể làm giảm cảm giác đau và nâng cao hiệu quả nặn mụn, nhưng cũng có nguy cơ như tổn thương da hoặc nhiễm trùng nếu không thực hiện đúng cách. Vậy nặn mụn có nên ủ tê hay không?

Nặn mụn có nên ủ tê không? Cần lưu ý gì khi lấy nhân mụn? 1
Ủ tê sẽ giúp giảm cảm giác đau khi nặn mụn

Ủ tê được áp dụng vào những phương pháp thẩm mỹ da nào?

Ủ tê đóng vai trò quan trọng trong nhiều phương pháp thẩm mỹ da, giúp giảm cảm giác đau rát và khó chịu trong quá trình điều trị. Dưới đây là các phương pháp thẩm mỹ thường sử dụng ủ tê:

  • Lăn kim: Phương pháp này sử dụng dụng cụ gắn nhiều kim nhỏ để tạo ra các vi tổn thương trên da, kích thích sản sinh collagen và elastin. Ủ tê trước khi lăn kim giúp giảm đau rát và mang lại sự thoải mái hơn cho khách hàng.
  • Xóa xăm: Sử dụng tia laser để phá vỡ sắc tố mực xăm, quá trình này có thể gây cảm giác đau rát, đặc biệt ở những vùng da nhạy cảm. Ủ tê giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và làm cho quá trình xóa xăm diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Phun xăm thẩm mỹ: Kỹ thuật này đưa mực xăm vào da để tạo màu cho môi, mày và mí mắt. Ủ tê trước khi phun xăm giúp giảm đau và hạn chế sưng tấy sau khi thực hiện.
  • Phi kim: Sử dụng dụng cụ có nhiều đầu kim siêu nhỏ để đưa dưỡng chất vào sâu trong da. Ủ tê giúp giảm đau và tăng cường sự thoải mái cho khách hàng trong quá trình thực hiện.

Những phương pháp này đều mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và sự chuẩn bị ủ tê đúng cách giúp cải thiện trải nghiệm và kết quả điều trị.

Nặn mụn có nên ủ tê không? Cần lưu ý gì khi lấy nhân mụn? 2
Khi thực hiện phi kim, bạn sẽ được ủ tê để giảm đau

Nặn mụn có nên ủ tê không?

Câu trả lời cho nặn mụn có nên ủ tê không là không nên. Mặc dù việc ủ tê có thể làm mềm da và giảm cảm giác căng nhức khi nặn mụn nhưng nó cũng có thể khiến lớp sừng da trở nên mỏng hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương và viêm nhiễm. Từ đó, có thể hình thành sẹo không mong muốn.

Thay vì ủ tê, tốt hơn là nên sử dụng các biện pháp an toàn trong việc xử lý mụn. Việc này bao gồm sử dụng công cụ y tế đã được vệ sinh kỹ lưỡng và tuân theo quy trình nặn mụn theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nặn mụn có nên ủ tê không? Cần lưu ý gì khi lấy nhân mụn? 3
Câu trả lời cho nặn mụn có nên ủ tê không là không nên

Những lưu ý khi lấy nhân mụn để giảm cảm giác đau

Đối với làn da yếu, cần thực hiện quy trình phục hồi từ 1 - 2 buổi trước khi tiến hành lấy nhân mụn. Điều này giúp da khỏe hơn, giảm thiểu tổn thương và nguy cơ để lại vết thâm hoặc sẹo sau khi lấy nhân mụn. Trước khi lấy nhân mụn, khách hàng sẽ được thực hiện các bước chuẩn bị sau:

  • Chọn thời điểm thích hợp: Việc lấy nhân mụn vào buổi chiều hoặc tối, khi lỗ chân lông đã giãn nở do nhiệt độ trong ngày, giúp việc lấy nhân dễ dàng và ít đau hơn.
  • Vệ sinh da mặt: Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
  • Tẩy trang: Nếu có trang điểm, cần tẩy trang kỹ lưỡng trước khi lấy nhân mụn.
  • Xông hơi da mặt: Xông hơi trong 5 - 10 phút để làm nở lỗ chân lông, làm mềm nhân mụn, giúp quá trình lấy nhân dễ dàng hơn.
  • Chườm ấm: Chườm khăn ấm lên vùng da có mụn trong khoảng 5 phút giúp làm mềm da và giảm đau.

Kỹ thuật lấy nhân mụn đòi hỏi sự chuyên môn cao, được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên viên có kinh nghiệm. Từ đó, giúp xác định đúng loại mụn, lực nặn vừa phải lên chân mụn và biết khi nào cần dừng lại để tránh tổn thương da.

Đối với các loại mụn viêm hoặc mụn nang lớn, thường cần thực hiện từ 3 - 4 lần lấy nhân mới có thể làm sạch hoàn toàn. Khoảng thời gian 3 - 4 tuần giữa mỗi lần lấy nhân sẽ giúp da có đủ thời gian phục hồi. Nếu cố gắng nặn quá mạnh trong một lần, có thể gây đứt gãy sợi collagen và elastin, dẫn đến sẹo rỗ.

Nặn mụn có nên ủ tê không? Cần lưu ý gì khi lấy nhân mụn? 4
Nên chọn trung tâm làm đẹp uy tín để nặn mụn an toàn và hiệu quả

Bài viết trên đã giải đáp về nặn mụn có nên ủ tê không? Lấy nhân mụn là một bước quan trọng trong quá trình điều trị, giúp loại bỏ nhân mụn một cách an toàn, giảm thiểu sưng viêm và ngăn ngừa nguy cơ để lại thâm sẹo. Bạn nên thực hiện ở những trung tâm uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:mụnTrị mụn