Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Sẹo rỗ

Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Mụn trứng cá là một tình trạng về da phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 80% số người trong độ tuổi từ 11 đến 30 sẽ mắc tình trạng mụn trứng cá. Sau khi mắc mụn trứng cá, nhiều loại sẹo khác nhau có thể xảy ra, trong đó, sẹo rỗ là một tình trạng khá phức tạp. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng sẹo rỗ có thể mất một thời gian dài để mờ đi, và trong một số trường hợp chúng có thể không biến mất hoàn toàn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sẹo rỗ

Mụn trứng cá là một tình trạng về da phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính khoảng 80% dân số trong độ tuổi từ 11 đến 30 mắc tình trạng mụn trứng cá.

Khi các mụn trứng cá biến mất, sẹo có thể phát triển, tuy nhiên không phải mọi mụn trứng cá đều gây ra sẹo. Có nhiều loại tổn thương da khác nhau có thể hình thành sau khi mắc mụn trứng cá. Trong đó, sẹo phát triển sau mụn trứng cá sẽ có hai dạng chính:

  • Sẹo rỗ hay sẹo lõm: Sẹo phát triển sau khi mất mô, dẫn đến vết lõm trên bề mặt da.
  • Sẹo lồi: Là vết sẹo nổi gồ trên bề mặt da do quá trình da tạo ra collagen để giúp chữa thành tổn thương do mụn trứng cá. Quá nhiều collagen thì sẽ hình thành sẹo lồi.

Trong đó, sẹo rỗ là một tình trạng phổ biến và khá rắc rối. Sẹo rỗ có thể mờ dần theo thời gian, nhưng hiếm khi tự biến mất hoàn toàn. Bên cạnh nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm tình trạng sẹo rỗ, việc phòng ngừa ngay từ đầu là rất quan trọng. Ví dụ như việc điều trị mụn trứng cá theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để có thể giảm nguy cơ phát triển sẹo rỗ sau mụn.

Triệu chứng sẹo rỗ

Những dấu hiệu và triệu chứng của sẹo rỗ

Khi mụn biến mất, da của bạn sẽ tự chữa lành bằng cách tạo ra collagen. Nếu da tạo ra quá ít collagen để lấp đầy các khoảng trống do mụn để lại, bạn sẽ xuất hiện sẹo rỗ (hay sẹo lõm). Có nhiều loại sẹo rỗ với hình dạng và kích cỡ khác nhau, bao gồm:

  • Sẹo rỗ đá nhọn (ice pick scar): Đây là sẹo rỗ phổ biến nhất, có kích thước nhỏ và ăn sâu vào da, với hình dạng như bị những viên đá nhọn đâm thủng. Đây cũng là tình trạng sẹo rỗ khó lành nhất, thường xuất hiện ở vùng trán, má trên hay các vùng da mỏng hơn.
  • Sẹo rỗ hình lượn sóng (rolling scar): Loại sẹo rỗ này rộng và nông hơn, khi có nhiều vết sẹo dạng này, da của bạn trông không đều và như gợn sóng. Sẹo rỗ hình lượn sóng có thể thường thấy ở má dưới và hàm, nơi vùng da dày hơn.
  • Sẹo rỗ chân vuông (boxcar scar): Sẹo rỗ chân vuông là các vết sẹo lõm có hình tròn hay hình bầu dục, chúng rộng hơn vết sẹo rỗ đá nhọn nhưng không rộng bằng sẹo rỗ hình lượn sóng.
Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Sẹo rỗ đá nhọn là tình trạng sẹo rỗ khó lành nhất

Biến chứng có thể gặp khi mắc sẹo rỗ

Những vết sẹo rỗ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, tuy nhiên, vẻ ngoài của chúng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về tâm lý và cuộc sống hằng ngày của bạn, bao gồm rối loạn giấc ngủ hay trầm cảm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã đề cập ở trên, sẹo rỗ do mụn để lại không gây nguy hiểm cho bạn. Tuy nhiên, nếu không điều trị, sẹo có thể tồn tại suốt đời. Các tình trạng sẹo rỗ có thể gây ra vấn đề về tâm lý, sự tự tin, cản trở đời sống hằng ngày và các mối quan hệ của bạn. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị mụn trứng cá (nếu có), trước khi chúng gây ra các vết sẹo rỗ cho bạn. Đồng thời, nếu đã hình thành sẹo, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị tình trạng này.

Nguyên nhân sẹo rỗ

Sẹo rỗ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng chữa trị mụn trứng cá. Nếu cơ thể sản xuất quá ít collagen, những vết rỗ hay vết lõm sẽ hình thành khi da của bạn lành lại. Đồng thời, một vài yếu tố khác làm tăng khả năng phát triển sẹo mụn bao gồm:

  • Mụn trứng cá sâu: Các loại mụn viêm, càng ăn sâu vào da thì càng dễ để lại sẹo. Một số trường hợp cũng xuất hiện sẹo sau khi mắc mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng.
  • Nặn mụn: Việc cố gắng loại bỏ mụn trứng cá theo cách nặn, gãi hoặc chà xát có thể làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến sẹo.
  • Di truyền: Việc thừa hưởng gen trong gia đình có thể khiến da dễ bị sẹo hơn.
Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Nặn mụn có thể làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến sẹo
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sẹo rỗ

Phương pháp dùng tế bào gốc trị sẹo có hiệu quả không?

Điều trị sẹo rỗ bằng tế bào gốc là phương pháp tiềm năng và ngày càng được ưa chuộng nhờ tính an toàn và hiệu quả cao. Tế bào gốc được thu thập từ cơ thể bệnh nhân hoặc nguồn phù hợp, giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ. Chúng có khả năng thúc đẩy tái tạo mô, cải thiện độ đàn hồi và làm mờ sẹo rỗ, mang lại làn da mịn màng hơn. Tuy nhiên, đây là một công nghệ tiên tiến, cần được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm. Đồng thời, hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sẹo của mỗi người.

Xem thêm thông tin: Vì sao phương pháp dùng tế bào gốc trị sẹo rỗ lại rất được ưa chuộng?

Trị sẹo rỗ có đau không?

Khi nào thì tôi nên đến gặp bác sĩ để điều trị sẹo rỗ?

Có loại thuốc thoa nào có thể điều trị sẹo rỗ không?

Đi nặn mụn có để lại sẹo rỗ không?

Hỏi đáp (0 bình luận)