Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không? Một số lưu ý khi tắm nắng

Ngày 07/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không? Ánh nắng mặt trời có chứa bức xạ tia cực tím (UV) và việc tiếp xúc với tia UV sẽ kích thích sản xuất melanin trong da, dẫn đến sạm da. Ánh nắng buổi sáng có thể góp phần làm da bị rám nắng, nhưng mức độ rám nắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Da sử dụng ánh sáng mặt trời để giúp sản xuất vitamin D, rất quan trọng cho sự hình thành xương bình thường. Ánh nắng khiến da sản sinh ra nhiều melanin hơn và sẫm màu hơn. Màu rám nắng mờ dần khi các tế bào mới di chuyển lên bề mặt và các tế bào rám nắng bị bong ra. Lớp ngoài của da có các tế bào chứa sắc tố melanin giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím của mặt trời. Dù vậy, tia cực tím của mặt trời có thể làm bỏng da và giảm độ đàn hồi, gây tổn thương nghiêm trọng cho da, dẫn đến lão hóa sớm. Dù tắm nắng có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng liệu tắm nắng bao nhiêu là đủ? Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không?

Nắng 8 sáng có làm đen da không?

Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không là một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Dù ánh nắng từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng được cho là rất có lợi cho sức khỏe, nhưng thành thật mà nói, ánh nắng sẽ luôn làm đen da dù ở bất cứ thời điểm nào. Đen ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào vị trí, thời gian và độ mạnh của ánh nắng.

nắng 8 giờ sáng có làm đen da không 3
Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không? Trên thực tế thì ánh nắng có thể làm đen da ở mọi thời điểm

Lợi ích khi tắm nắng

Một số lợi ích của việc tắm nắng với thời gian hợp lý có thể kể đến như:

Sức khỏe tâm thần

Ánh nắng mặt trời giúp tăng mức serotonin - hormone hạnh phúc của não, có thể góp phần chữa trầm cảm nhẹ. Mặc dù đây không phải là biện pháp thay thế cho phương pháp điều trị của chuyên gia tâm lý hoặc tương tự, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thường xuyên tắm nắng buổi sáng.

SAD (Rối loạn cảm xúc theo mùa), thường xảy ra với những người ở vùng có khí hậu lạnh trong những tháng mùa đông khi mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức thấp.

Khi không được tiếp xúc với ánh mặt trời, cơ thể sẽ dần cạn kiệt lượng melanin, chất hóa học giúp chúng ta ngủ. Nếu không có ánh sáng mặt trời để cung cấp những thứ này, cơ thể chúng ta có thể cảm thấy kiệt sức, lo lắng và chán nản.

Bổ sung vitamin D

Cơ thể chúng ta cần một lượng vitamin D nhất định để có thể khỏe mạnh. Thậm chí, tầm quan trọng của vitamin D còn được so sánh với oxy vì nó rất quan trọng đối với sự sống. Vì vậy nên bổ sung vitamin D dựa vào ánh nắng tự nhiên là một phương pháp tối ưu và hiệu quả.

Tác dụng của vitamin D bao gồm:

  • Miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể dựa vào Vitamin D và ánh sáng mặt trời để thực hiện các chức năng quan trọng, vitamin D hỗ trợ các tế bào T, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh tật. Do đó, sự thiếu hụt có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn trong tưởng tượng;
  • Chắc khỏe xương: Vitamin D từ mặt trời cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi giúp duy trì xương chắc khỏe. Đặc biệt là vitamin D5 giúp hấp thụ canxi và phốt pho, là những thành phần thiết yếu để ngăn ngừa tình trạng xương yếu như còi xương và loãng xương;
  • Thị lực tốt: Vitamin D3 tăng cường sức khỏe của mắt và có thể giữ cho thị lực của bạn luôn sắc bén khi về già. Nghiên cứu cho thấy vitamin D3 có thể giúp làm giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi. Hơn nữa, vitamin D cũng đã được chứng minh là làm giảm viêm và cải thiện các chức năng tổng thể;
  • Ngăn ngừa bệnh mãn tính: Các nghiên cứu cho thấy các tình trạng như bệnh tự miễn, hen suyễn, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, viêm khớp và thậm chí là ung thư đều có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D và ánh sáng mặt trời. Những người thiếu vitamin D có nguy cơ bị đau tim cao gấp đôi so với những người có đủ lượng vitamin D. Ngoài ra, người cao tuổi không có đủ vitamin D, không nhận đủ chất bổ sung sẽ dễ bị té ngã, gia tăng khả năng gãy xương.
nắng 8 giờ sáng có làm đen da không 1
Bổ sung vitamin D dựa vào ánh nắng tự nhiên là một phương pháp tối ưu và hiệu quả

Hỗ trợ các vấn đề về cân nặng và trao đổi chất

Một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mô mỡ trắng dưới da có xu hướng co lại khi tiếp xúc với ánh sáng xanh của mặt trời. Nói cách khác, tế bào của chúng ta sẽ lưu trữ ít chất béo hơn để phản ứng lại với ánh sáng xanh. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể chúng ta giải phóng oxit nitric làm tăng tốc độ trao đổi chất.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cơ thể chúng ta hoạt động theo nhịp sinh học 24 giờ, điều này ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ-thức và các chức năng khác, bao gồm điều hòa hormone và cảm giác thèm ăn. Ánh nắng và bóng tối là điển hình cho những dấu hiệu sinh học mạnh mẽ, nhìn thấy ánh nắng mặt trời thường xuyên mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học của bạn được đồng bộ. 

Khi bộ não nhìn thấy ánh nắng ban mai, cơ thể sẽ tự động làm chậm quá trình sản xuất melanin (hormone gây buồn ngủ) để chúng ta có thể cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn vào ban ngày. Ngược lại, cơ thể cũng sẽ tự động tăng sản lượng melanin vào ban đêm khi mặt trời lặn, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng để nghỉ ngơi sau một ngày dài.

Tái tạo và phục hồi làn da

Mặc dù mặt trời có thể gây tổn thương nhưng nó cũng có thể giúp chữa lành một số tình trạng nhất định.

Như bệnh vẩy nến và liệu pháp PUVA - một phương pháp điều trị phổ biến và thường đều thành công. Liệu pháp PUVA hoạt động thông qua một loại thuốc mà bệnh nhân dùng để tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, khiến da tiếp xúc với nhiều bức xạ UVA hơn.

Hay bệnh bạch biến gây mất sắc tố da từng mảng và được cho là một bệnh tự miễn dịch. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị bằng liệu pháp PUVA, tương tự như điều trị bệnh vẩy nến.

nắng 8 giờ sáng có làm đen da không 4
Mặt trời có thể giúp chữa lành, tái tạo da

Tắm nắng đúng cách

Sau khi đã biết nắng 8 giờ có làm đen da không, cũng như hiểu được những công dụng của việc tắm nắng đối với sức khỏe, một điều mà bạn cần biết đó là cách để tắm nắng đúng cách.

Khoảng thời gian

Thời gian tắm nắng phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý và mức độ tiếp xúc. Dù vậy, hãy hạn chế thời gian dưới 30 phút mỗi lần tắm nắng nếu không bôi kem chống nắng.

Thời điểm thích hợp

Ánh nắng buổi sáng từ 6 giờ tới 9 giờ tường được cho là lý tưởng nhất. Những giờ sau 10 giờ sáng và cho đến khoảng 4 giờ chiều có tia sáng mạnh hơn và chiếu trực tiếp hơn. Ở ngoài trời mà không có biện pháp bảo vệ trong thời gian này sẽ làm tăng nguy cơ bị cháy nắng và ung thư da.

Kem chống nắng và đồ bảo hộ

Luôn sử dụng kem chống nắng. Thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên lên tất cả các vùng da có nguy cơ tiếp xúc với ánh mặt trời trong khoảng 20 phút trước khi ra ngoài. Thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc sau khi làm việc, bơi lội, vui chơi hoặc tập thể dục ngoài trời.

Mặc quần áo bảo hộ. Mũ rộng vành giúp chống nắng tốt cho mắt, tai, mặt và cổ. Kính râm có khả năng chống tia UVA và UVB từ 99 đến 100% sẽ làm giảm đáng kể tổn thương mắt do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Quần áo dệt chặt, rộng rãi sẽ giúp bảo vệ tốt hơn khỏi ánh nắng mặt trời.

Nắng 8 giờ sáng có làm đen da không? Một chút ánh sáng mặt trời sẽ rất tốt, miễn là bạn có biện pháp bảo vệ thích hợp khi tiếp xúc. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây cháy nắng. Tia UV xuyên qua các lớp da bên ngoài và tấn công các lớp sâu hơn của da, nơi chúng có thể làm tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào da. Vậy nên, dù có tốt, nhưng hãy cân nhắc một lượng vừa đủ cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm