Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Melanin là gì? Tác động của melanin đối với da thế nào?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Melanin là một loại sắc tố được sinh ra từ tế bào da có tên là melanocytes. Melanin được coi như “con dao hai lưỡi” vừa như “kem chống nắng” tự nhiên bảo vệ da, mặt khác lại là nguyên nhân gây nên rối loạn sắc tố da như nám, tàn nhang, sạm da.

Melanin là gì? Tại sao lại vừa có lợi vừa có hại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về melanin nhé!

Melanin là gì?

Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho mắt, da, tóc. Màu da sẫm hơn tương ứng với việc người đó có nhiều melanin trên da hơn những người da sáng. Melanin được sản xuất bởi các tế bào biểu bì tạo hắc tố. Melanin có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời, được ví như “kem chống nắng tự nhiên”.

Melanin là gì? Tác động của melanin đối với da thế nào? 1 Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho mắt, da, tóc của con người

Số lượng tế bào melanocytes đều như nhau đối với mọi người, nhưng một số người lại tạo ra nhiều melanin hơn những người khác. Nếu như những tế bào melanocytes tạo ra ít melanin, mắt, tóc, da của người đó có thể rất nhạt màu. Ngược lại, nếu tế bào melanocytes tạo ra nhiều melanin, màu mắt, tóc và da của bạn sẽ đậm hơn. Lượng melanin mà cơ thể tạo ra nhiều hay ít tùy thuộc vào gen của mỗi người. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có màu da tối ít mắc chứng ung thư da hơn những người da sáng. Nhưng cần nhiều nghiên cứu để khẳng định có phải do lượng melanin trong da đã ảnh hưởng đến vấn đề này hay không.

Hai dạng sắc tố chính của melanin là eumelanin nâu đậm đến đen có thể chống lại các tia cực tím và pheomelanin nâu đỏ, không chống lại các tia cực tím. 

Màu tối ở tóc, mắt và da chủ yếu là do eumelanin tạo ra. Loại tóc đen và nâu là từ sự pha trộn khác nhau của loại eumelanin đen và nâu. Ở người có tóc vàng, cơ thể chỉ có một lượng nhỏ eumelanin màu nâu nhưng không có eumelanin màu đen.

Màu của các bộ phận như môi và núm vú do pheomelanin tạo ra. Nếu như người có mái tóc màu đỏ, có nghĩa là số lượng pheomelanin và eumelanin ngang nhau. Tóc vàng dâu tây xảy ra khi bạn có eumelanin nâu và pheomelanin. 

Khi cơ thể xuất hiện những đốm đen như nám không nên quá lo lắng vì đó có thể là sắc tố melanin có lợi cho sức khỏe.

Vai trò chính của melanin đối với làn da

Melanin có vai trò vô cùng quan trọng đối với làn da, giúp da chống lại các tác động nhiệt từ bên ngoài như lửa và nắng, góp phần chống lão hóa da. Lão hoá là một quy luật tất yếu của tự nhiên và không ai có thể tránh khỏi. Tình trạng lão hoá thường bắt đầu xảy ra mạnh mẽ từ độ tuổi 40 trở đi, với những thay đổi đáng kể của cơ thể - từ màu da, mái tóc đến thân thể. 

Melanin còn giúp cơ thể kháng khuẩn, cân bằng nhiệt độ cho cơ thể cũng như chống lại các bức xạ tia cực tím. Vì vậy, melanin giúp chống oxy hóa làn da. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản sinh quá nhiều melanin, có thể gây nên tình trạng nám da.

Dù melanin vừa có lợi và có hại nhưng cơ thể không tự quyết định hàm lượng melanin được. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến melanin là do di truyền, tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím và vitamin D. Khoa học chứng minh con người có thể tử vong nếu cơ thể thiếu melanin trong một thời gian dài.

Vấn đề về da liên quan đến melanin

Melanin có lợi cho da, nhưng cũng là một trong những yếu tố liên quan đến các bệnh về da. Nếu như không kiểm soát tốt sắc tố này sẽ gây nên tình trạng nám, tàn nhang, sạm da, da không đều màu, bạch tạng,... hay còn gọi là sự rối loạn sắc tố melanin.

Nám da

Melanin là nguyên nhân gây nên tình trạng nám da ở người. Nám da không phải do yếu tố di truyền mà do tia UV trong ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào gây nên. Do tác động của tia bức xạ, mô liên kết khiến da bị phá hủy nhanh chóng. Tế bào melanocytes bị kích thích sản sinh melanin quá mức, vì vậy hình thành các đốm, mảng nâu đậm trên mặt, cổ, tay và chân.

Melanin là gì? Tác động của melanin đối với da thế nào? 2 Nám là một trong những vấn đề về da do sự rối loạn sắc tố melanin gây ra

Tàn nhang

Do ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp vào da, melanin được sản sinh quá mức dẫn đến việc tích tụ dưới da. Vì vậy, sẽ hình thành những đốm nhỏ màu be hoặc nâu nhạt trên mặt, đặc biệt là mũi và má. Đó gọi là tàn nhang. Tàn nhang cũng có một phần là do di truyền. Người da trắng dễ mắc bệnh lý này hơn. Các đốm tàn nhang mọc dày đặc, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sắc diện làm ảnh hưởng đến sự tự tin.

Dấu hiệu nhận biết sự gia tăng sắc tố melanin 

Việc gia tăng sắc tố melanin dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều đốm và mảng sẫm màu trên da, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nhiều người lo lắng và mất tự tin. Nếu để ý kỹ sự thay đổi của làn da, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng melanin trong cơ thể đang gia tăng.

  • Sự xuất hiện những vết đồi mồi: Khi trên da mặt, bàn tay và cánh tay, hoặc những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, xuất hiện những đốm hoặc những mảng nhỏ sẫm màu.
  • Tình trạng nám và tàn nhang: Bắt đầu từ những chấm nhỏ trên da, về sau xuất hiện dày đặc hơn và lan rộng thành những mảng trên má, vùng khóe mắt, da cổ,... Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là sự thay đổi nội tiết tố diễn ra bên trong cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, có đến 90% sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tăng sinh sắc tố melanin.

Khi nhận thấy có những dấu hiệu trên là do melanin trong da bạn đang tăng lên nhanh chóng, bạn nên tìm cách để xử lý ngay.

Melanin là gì? Tác động của melanin đối với da thế nào? 3 Khi nhận thấy những dấu hiệu gia tăng sắc tố melanin, cần phải tìm cách để xử lý ngay

Cách ngăn ngừa melanin vượt mức hình thành nám

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng melanin tăng quá mức hình thành nám là câu hỏi rất nhiều chị em quan tâm. Cách ngừa nám, tàn nhang tốt nhất là nuôi dưỡng tế bào sừng đủ khỏe mạnh để chống chọi với tia UV. Khi được nuôi dưỡng tốt, protein không bị phá vỡ và DNA không bị tổn hại, tế bào không phải gửi tín hiệu tới melanocyte tăng sản xuất melanin. 

Khi ra ngoài, nên che chắn kỹ hoặc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da. Bổ sung vitamin D bằng cách ăn nhiều trái cây, nước ép, thức ăn có vitamin D, như vậy sẽ giúp làn da khỏe khoắn, cùng với các tế bào sừng để chống chọi với tia UV và tia cực tím. Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh stress. Bạn nên chăm sóc da, cung cấp ẩm và dưỡng chất cho da giúp da khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể chọn ăn những loại thực phẩm làm giảm sắc tố melanin như những loại trái cây giàu vitamin C, E, A, củ nghệ, hạt hạnh nhân, chuối, dưa leo, trà xanh,...

Trên đây là một số thông tin về melanin, một loại sắc tố vừa có khả năng bảo vệ da, lại vừa gây nên những tình trạng da khiến nhiều người phải đau đầu. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về loại sắc tố được mệnh danh là "kem chống nắng tự nhiên" này.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Lão hoáMelanin