Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn cảm xúc theo mùa: Bạn có biết?

Ngày 06/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi thời tiết trở nên se lạnh và u ám, đặc biệt là khi vào đông, bạn cảm thấy tâm trạng không vui và có chút phiền não. Nhưng khi trời nắng đẹp, chẳng hạn như mùa hè, bạn lại cảm thấy vui vẻ yêu đời. Đây được gọi là hội chứng buồn theo thời tiết.

Nhiều người thường cảm thấy vui vẻ vào mùa hè và mùa xuân, trong khi cảm thấy khó chịu và thường hay cáu gắt vào mùa đông và mùa thu. Đây được gọi là hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Mặc dù bạn cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ vào mùa đông và mùa thu, nhưng dường như không có tác dụng. Nếu vậy, bạn không nên chối bỏ mà hãy học cách chấp nhận và điều trị chứng rối loạn này một cách từ từ.

Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi của các mùa trong năm - SAD bắt đầu và kết thúc vào cùng thời điểm mỗi năm. Nếu bạn bị SAD, bạn thường thấy mình bị rối loạn cảm xúc vào mùa thu và kéo dài sang những tháng mùa đông, làm cạn kiệt năng lượng và khiến bạn cảm thấy ủ rũ. Những triệu chứng này thường hết trong những tháng mùa xuân và mùa hè.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi của các mùa trong năm 1 Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi của các mùa trong năm

Triệu chứng

Như đã nói ở trên, hầu hết các triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa xuất hiện vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông và biến mất vào những ngày nắng đẹp, nhất là vào mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, có những người cảm thấy buồn phiền vào mùa hè và mùa xuân, nhưng lại trở nên vui vẻ hưng phấn vào mùa thu và mùa đông, nhưng trường hợp này ít hơn. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ khi mới vào mùa và trở nên nghiêm trọng hơn khi mùa diễn ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng của SAD có thể bao gồm:

  • Cảm thấy bơ phờ, buồn bã hoặc suy sụp hầu như cả ngày, và tình trạng này xảy ra gần như mỗi ngày;
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng yêu thích;
  • Cảm thấy uể oải và thiếu năng lượng;
  • Ngủ quá nhiều;
  • Thèm ăn carbohydrate, ăn quá nhiều và tăng cân;
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung;
  • Cảm thấy vô vọng, hoặc tội lỗi;
  • Có suy nghĩ không muốn sống.
Ngủ quá nhiều là một trong những triệu chứng của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa 2 Ngủ quá nhiều là một trong những triệu chứng của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

Các loại rối loạn cảm xúc theo mùa

Có 2 loại rối loạn cảm xúc chính: rối loạn cảm xúc vào mùa đông và mùa thu; rối loạn cảm xúc vào mùa hè và mùa xuân.

Rối loạn cảm xúc vào mùa đông và mùa thu

Các triệu chứng cụ thể khởi phát vào mùa đông, đôi khi được gọi là trầm cảm mùa đông, có thể bao gồm:

  • Ngủ quá nhiều;
  • Thay đổi cảm giác ngon miệng, đặc biệt là thèm ăn thực phẩm giàu carbohydrate;
  • Tăng cân;
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.

Rối loạn cảm xúc vào mùa hè và mùa xuân

Các triệu chứng cụ thể thường khởi phát vào mùa hè, đôi khi được gọi là trầm cảm mùa hè, có thể bao gồm:

  • Khó ngủ (mất ngủ);
  • Chán ăn;
  • Giảm cân;
  • Kích động hoặc lo lắng;
  • Cảm thấy khó chịu nhiều hơn.
Rối loạn cảm xúc theo mùa hè và mùa xuân thường khiến người bệnh thấy chán ăn 3 Rối loạn cảm xúc theo mùa hè và mùa xuân thường khiến người bệnh thấy chán ăn

Cách điều trị 

Có những ngày bạn cảm thấy buồn là điều bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy suy sụp trong nhiều ngày và không có năng lượng để thực hiện các hoạt động mà mình thường yêu thích, bạn nên điều trị chứng rối loạn cảm xúc này. Tuy nhiên, không có thuốc đặc trị cho chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Dẫu vậy, chúng ta có thể điều trị bằng cách thay đổi những thói quen tiêu cực, chẳng hạn như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu.

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về chứng rối loạn cảm xúc mà có lẽ gần như ai trong chúng ta cũng gặp phải đôi ba lần, mặc dù chúng ta không quá để ý. Chứng rối loạn cảm xúc theo mùa không quá nguy hiểm, nhưng chúng ta vẫn cần điều chỉnh để tránh những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: MayO Clinic

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm