Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên mang vớ y khoa khi nào để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch?

Ngày 24/10/2021
Kích thước chữ

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng nhiều người đang gặp phải với các biểu hiện ở giai đoạn nhẹ là chân nhức mỏi, phù phẹ, cảm giác như có kim châm,... và ở giai đoạn nặng có thể là tĩnh mạch bị dãn ngoằn ngoèo, chân phù nặng, phát ban hoặc loét da.

Nguyên nhân bệnh là do các van trong lòng tĩnh mạch hoạt động kém, ảnh hưởng đến quá trình dẫn máu về tim, làm tăng áp lực ở tĩnh mạch chi dưới khiến chúng sưng phồng lên và có thể nhìn thấy rõ qua da.

Đối với loại bệnh lý này có nhiều phương pháp điều trị đem lại kết quả tốt, trong đó thường được sử dụng nhiều nhất là mang vớ y khoa (hay còn gọi là vớ áp lực).

Tầm quan trọng của việc sử dụng vớ y khoa

Vớ y khoa là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt được nhiều tin dùng. Bằng cách tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm nhẹ dần áp lực khi lên phía trên chi nên có khả năng tăng cường đưa máu từ tĩnh mạch dưới về tim, điều này giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế sự hình thành của cục máu đông trong lòng mạch hoặc khiến chân bị sưng phù, đau nhức.

Dưới áp lực ở mức phù hợp của vớ y khoa, các van tĩnh mạch trước kia bị hở sẽ được khép kín lại, ngăn không cho máu ứ trệ hoặc chảy ngược nên cải thiện dòng tuần hoàn hồi lưu tĩnh mạch trở lại tim, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch như viêm da, phù nề, loét chi,... một cách hiệu quả.

Các loại vớ y khoa thông thường đều được thiết kế thích hợp với tác dụng điều trị bệnh: Bó chặt ở cổ chân và lỏng dần khi lên phía trên phần bắp chân nhưng vẫn luôn ôm lấy chân nên đẩy được máu từ phía dưới chân ngược trọng lực đi lên phía tim. 

Tuy nhiên với từng tình trạng bệnh mà áp lực của từng loại vớ cũng được điều chỉnh khác nhau. Với những trường hợp nhẹ như chuột rút, sưng phù nhẹ hoặc để đề phòng cục máu đông ở tĩnh mạch cho phụ nữ có nguy cơ thấp thì thường nên dùng các loại vớ có cường độ áp lực thấp từ 10-20mmHg là phù hợp.

Còn đối với trường hợp nặng hơn như khi mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc bị bệnh tĩnh mạch mãn tính nặng thì cần dùng những loại vớ mạnh khoảng 20-50mmHg hoặc lớn hơn nếu cần thiết. Đồng thời, tùy vào mức độ bệnh giãn tĩnh mạch lan rộng đến đâu mà bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn loại vớ dạng gối hay vớ dạng đùi để đảm bảo máu không bị ứ đọng dưới chân.

Vớ y khoa Medi Duomed hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến giãn tĩnh mạch, xương khớp và tê bì chân tay một cách hiệu quả cùng kỹ thuật dệt tiên tiến giúp tự động thoát ẩm, bay hơi mồ hôi nên đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu khi sử dụng.

Vớ y khoa là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Nên mang vớ y khoa khi nào trong ngày?

Nên mang vớ y khoa suốt thời gian ban ngày, lúc đi làm, đi học, tập thể dục hay sử dụng các phương tiện di chuyển,... và nên mang ngay lúc mới ngủ dậy, càng sớm càng tốt để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ mọi lúc khi bạn đứng, hướng dòng máu từ chân lên tim ngược với hướng trọng lực. Chỉ cởi vớ ra trước khi ngủ vì khi nằm, chân và tim được đặt lên cùng mặt phẳng nằm ngang, không ứ máu nên không cần phải mang.

Giãn tĩnh mạch thường đi kèm với hiện tượng phù nề. Nếu bị suy giãn tĩnh mạch mà không có tắc mạch thì bạn vẫn có thể mang vớ y khoa ngay cả khi đang bị phù. Còn trong trường hợp trạng thái sưng phù quá nặng thì nên điều trị tại bệnh viện sau đó đợi cho bớt phù thì có thể bắt đầu mang vớ như một biện pháp hỗ trợ sau khi chữa bệnh.

Nên sử dụng vớ áp lực trong các hoàn cảnh bất động kéo dài, sau đại phẫu thuật, chấn thương nặng, mang thai, những tháng đầu sau sinh hoặc du lịch đường dài để phòng trường hợp bị tê phù, đau nhức mỏi.

Lời khuyên: Ở những ai mới sử dụng vớ y khoa lần đầu có thể sẽ không quen, gặp trường hợp đó thì mọi người có thể tập mang trong ít giờ sau đó tăng dần lên.

Giãn tĩnh mạch thường đi kèm với hiện tượng phù nề

Lưu ý khi sử dụng vớ y khoa

Bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh mắc sai lầm khi dùng vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch:

  • Những ai mới sử dụng thì nên bắt đầu với vớ có áp lực thấp để làm quen trước sau đó mới nên chuyển qua các mức cao hơn.
  • Sử dụng trong thời gian tối đa 6 tháng thì nên thay. Khi giặt tốt nhất là vò bằng tay để giữ độ bền cho vớ.
  • Những người có vết thương hở, lở loét hay mắc các bệnh da liễu thì tuyệt đối không nên dùng.
  • Khi dùng cần theo dõi kĩ các vấn đề liên quan như vớ có chật quá hay lỏng quá không, nếu chật quá thì máu không lưu thông được có thể dẫn đến nguy cơ huyết khối còn nếu lỏng quá thì không đem lại hiệu quả. Ngoài ra cũng nên lưu ý đến chỉ số cân nặng hoặc tình trạng phù của bản thân để đổi kích thước vớ  thích hợp.
  • Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn đầu nên kết hợp dùng vớ y khoa cùng với các phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ như uống thuốc, chích xơ hoặc phẫu thuật để nhanh đem lại hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện những trạng thái như da bị nứt, tím tái hoặc tê như có kim châm kéo dài khi sử dụng vớ áp lực thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị đúng cách.

Cần theo dõi kĩ các vấn đề liên quan như vớ có chật quá hay quá lỏng 

Bạn nên tìm mua vớ y khoa tại các cơ sở y tế hoặc các nhà thuốc uy tín, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng khiến bệnh không được cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn. Hiện nay, nhà thuốc Long Châu có cung cấp đầy đủ các loại vớ y khoa, bạn có thể mua trực tiếp tại cửa hàng gần nhất hoặc đặt hàng nhanh chóng tại Website. Chúc bạn tìm được sản phẩm tốt phù hợp với tình trang của mình.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin