Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn cách cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân để không còn tự ti lo lắng

Ngày 28/07/2021
Kích thước chữ

Giãn tĩnh mạch chân làm bệnh nhân thấy đau, mỏi, nhức và nặng vùng chân, hơn nữa còn vô cùng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu biết cách điều trị thì chúng ta sẽ sớm không còn cảm giác tự ti do căn bệnh này mang lại.

Tĩnh mạch làm nhiệm vụ dẫn máu từ các cơ quan về tim để lọc máu. Trong tĩnh mạch có các van nhỏ để ngăn máu chảy ngược dòng, nhưng nếu các van này tổn thương và trở nên yếu đi thì máu trong tĩnh mạch sẽ không kiểm soát lưu thông được nữa và tạo áp lực dẫn đến suy giãn tĩnh mạch, khiến chúng xoắn và phồng lên bề mặt da.

Thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể thấy được các tĩnh mạch giãn có màu xanh, tím nằm nổi bật dưới da. Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí nhưng phổ biến nhất là ở chân và đùi. Sản phụ là đối tượng có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch cao nhất, có thể giảm dần sau sinh hoặc không thuyên giảm.

Dấu hiệu đặc trưng gây mất thẩm mỹ của chứng giãn tĩnh mạch chân

Trong giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này bệnh nhân thường chủ quan với triệu chứng bệnh, như là thấy chân nóng rát, tê và nặng, nhất là khu vực bắp chân. Ngoài ra một số bệnh nhân còn hay bị chuột rút vào ban đêm khi ngủ gây không ít phiền toái. Càng ngày triệu chứng giãn tĩnh mạch chân càng rõ hơn, bệnh nhân thường thấy sưng đau chân, nhất là khu vực mắt cá chân.

Giai đoạn khi đã tiến triển nặng

Thực chất suy giãn tĩnh mạch chân không đe dọa tính mạng người mắc nhưng cũng không vì thế mà chúng ta được chủ quan. Khi mà bệnh nhân luôn thấy khó chịu, mọi vận động khó khăn thì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cả cuộc sống họ. Quan trọng nhất là các tĩnh mạch nổi rất rõ trên da vô cùng mất thẩm mỹ, khiến chúng ta không tự tin khi mặc quần hay váy ngắn.

Mách bạn cách cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân để không còn tự ti lo lắng 1Đường tĩnh mạch rõ nét trên chân gây mất thẩm mỹ do giãn tĩnh mạch gây nên.

Người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề như tĩnh mạch dễ vỡ nếu không may gặp chấn thương hay va chạm ở khu vực này. Các cục máu đông dần xuất hiện trong tĩnh mạch cũng là vấn đề tương đối nguy hiểm. Ngoải ra nếu chân bệnh nhân có những vết nhiễm trùng thì rất dễ lở loét và khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện hoặc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị.

Không còn tự ti vì suy giãn tĩnh mạch chân

1. Tập luyện

Bạn có thể tập các bài tập nâng chân, massage hoặc hoạt động thể chất để điều trị bệnh. Cụ thể bài tập nâng chân có thể giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn đầu. Phương pháp thực hiện cũng vô cùng đơn giãn, chỉ cần nâng cao chân lên trên mức của tim và giữ yên trong khoảng 20 phút, thực hiện ngày 3 - 4 lần.

Biện pháp massage sẽ hỗ trợ lưu thông máu vùng chân. Khi thực hiện xoa bóp bạn nên dùng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc đầu ngón tay để massage từ gót chân lên mắt cá chân. Trong quá trình thực hiện nếu thấy đau thì hãy ngừng lại và nâng cao chân lên. Cuối cùng, đừng quên hoạt động thể chất để hỗ trợ điều trị, nhưng tuyệt đối không nên chọn những bài tập gây áp lực lên chân như chạy bộ. Thay vào đó bạn hãy tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng, xoay cổ chân...

2. Thay đổi lối sống

Bệnh nhân không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, nhất là các nhân viên làm văn phòng. Tốt nhất bạn nên thường xuyên đổi tư thế để tránh tắc nghẽn lưu thông máu, thỉnh thoảng nghỉ ngơi đứng dậy và tập các bài kéo giãn cơ ngắn... Ngoài ra người mắc giãn tĩnh mạch chân cũng phải tránh mang giày cao gót bởi nó làm tăng co bóp tại cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch và khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Mách bạn cách cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân để không còn tự ti lo lắng 2Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập các bài tập phù hợp giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần to lớn giúp giảm bớt tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và E nhờ tác dụng kích thích collagen và elastin trong cơ thể, giúp tĩnh mạch khỏe và ít giãn hơn. Ngoài ra đừng quên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, các loại đậu, ngũ cốc... bởi chúng có thể phòng bệnh táo bón và giảm áp lực tĩnh mạch.

Thực phẩm chứa flavonoid có công dụng giảm áp lực động mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn và cải thiện bệnh đáng kể. Bạn có thể tìm được chất này trong cải bó xôi, bông cải, hành, tỏi, trái cây họ cam quýt... Các thực phẩm có nguồn kali dồi dào như đậu, khoai tây, cá ngừ, hạnh nhân... cũng hỗ trợ cải thiện bệnh phần nào bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể.

4. Sử dụng viên uống Active Legs

Đây là loại thực phẩm chức năng chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết hỗ trợ máu lưu thông đều đặn, tăng sức bền thành mạch và giảm triệu chứng suy giảm tĩnh mạch chân hiệu quả. Hai thành phần vỏ thông pháp và hạt quả nho của viên uống Active Legs có công dụng ổn định dòng chảy máu và ngăn cản hình thành huyết khối đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Mách bạn cách cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân để không còn tự ti lo lắng 3Viên uống Active Legs có thể hỗ trợ giải quyết nỗi lo mất thẩm mỹ trên chân.
Ngoài ra, hạt tiêu và vitamin C còn tạo nên một hợp chất có tác dụng kép giúp giảm đau và phòng nguy cơ thành mạch bị phình to do huyết khối ngưng tụ. Nhờ vậy, bạn cũng không còn tự ti hay lo ngại tình trạng bệnh diễn biến xấu thêm, các mạch máu hiện rõ trên da. Chỉ với 1 viên uống mỗi ngày bạn đã có thể chia tay những cơn đau nhức tê mỏi, hay các đường tĩnh mạch làm mất thẩm mỹ bao ngày.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:giãn tĩnh mạch