Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ đường huyết khi ngủ một trong những tình trạng rất phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường. Tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến mất ngủ, co giật, thậm chí tử vong.
Kiểm tra lượng đường huyết trước khi đi ngủ là một trong những việc hết sức quan trọng đối với tất cả bệnh nhân bị tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Theo đó, nếu lượng đường huyết hạ xuống thấp, các bạn hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Trong trường hợp phải tiêm insulin, các bạn nên cân nhắc đến việc giảm liều insulin.
Bỏ bữa tối hoặc ăn tối ít là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nhiều bệnh nhân đái tháo đường rơi vào tình trạng hạ đường huyết khi ngủ. Chính vì vậy, các bạn hãy ăn một bữa tối thật lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cũng phải chú ý đến lượng thức ăn mà bạn đưa vào.
Nếu lượng đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL kèm theo các triệu chứng bao gồm: đau đầu và chóng mặt, hành vi bất thường, run chân tay, đổ mồ hôi, lú lẫn,... thì đây chính xác là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hạ đường huyết. Nếu tình trạng này xảy ra vào buổi tối, các bạn sẽ thường tỉnh dậy vào giữa đêm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người bệnh sẽ trải qua tình trạng hạ đường huyết bất giác, tức là họ sẽ không nhận thấy được các triệu chứng hạ đường huyết trước khi ngủ.
Thường xuyên luyện tập thể dục vào buổi tối một cách khoa học là rất tốt, tuy nhiên nếu luyện tập quá mức trước khi đi ngủ sẽ khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ bị hạ đường huyết khi ngủ. Do đó, các bạn nên tránh luyện tập trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Trong trường hợp, lượng đường huyết của bạn đang ở mức dưới 100 mg/dL vào buổi tối, thì tốt nhất các bạn nên ăn thêm bữa nhẹ để dự phòng tình trạng tụt đường huyết khi ngủ.
Có thể bạn chưa biết, việc uống rượu bia vào buổi tối cũng có thể làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết khi ngủ. Thông thường, rượu chỉ nên uống với một lượng vừa đủ (2 ly/ngày với nam giới và dưới 1 ly/ngày với phụ nữ). Nếu phải uống rượu vào buổi chiều, hay gần tối, cách tốt nhất là các bạn hãy ăn chút gì đó khi uống để làm giảm tối đa nguy cơ bị hạ đường huyết trong đêm.
Nếu bạn thường xuyên bị tỉnh giấc do các triệu chứng của hạ đường huyết, hãy luôn chuẩn bị thực phẩm sẵn sàng ở đầu giường, ví dụ như soda hoặc một vài chai nước hoa quả để bạn có thể phản ứng ngay lập tức. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết khi ngủ, các bạn nên nhanh chóng báo ngay với bác sĩ điều trị của mình để sớm được thay đổi phương pháp điều trị, đồng thời kiểm soát lượng đường huyết trước khi ngủ một cách tốt hơn.
Linh Lê
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.