Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghiên cứu mới tiết lộ rằng, nước ngọt có ga có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh, trong khi tiêu thụ cà phê vừa phải mang lại tác dụng bảo vệ đáng ngạc nhiên chống lại chứng đau bụng kinh nghiêm trọng.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã điều tra về mối liên hệ giữa việc uống nước ngọt và sự phát triển của chứng đau bụng kinh nguyên phát (PD) ở phụ nữ Trung Quốc.
Đau bụng kinh nguyên phát (hay Primary Dysmenorrhea – PD) là những cơn đau nhói, quặn thắt mang tính lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý. Các thống kê hiện tại cho thấy, có từ 45% đến 95% nữ sinh đại học trên toàn thế giới bị chứng PD, trong đó có 40% sinh viên trẻ Trung Quốc.
Những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới do PD gây ra có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mất thời gian làm việc và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, PD gây mất đến 600 triệu giờ làm việc mỗi năm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lên tới 2 tỷ USD. Tại Nhật Bản, tổng chi phí chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ bị PD cao hơn 2.2 lần so với những phụ nữ không mắc chứng PD.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, những phụ nữ uống một hoặc nhiều phần nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng PD cao gấp 7 lần so với những người không uống. Nước ngọt có ga chứa khoảng 100 gram đường trên mỗi lít, và việc tiêu thụ chúng đã tăng đáng kể trong những thập kỷ qua, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Soda và cà phê là hai loại đồ uống phổ biến nhất ở phương Tây và đang dần trở nên thịnh hành tại Trung Quốc - một quốc gia vốn có truyền thống tiêu thụ trà xanh. Caffeine trong cà phê có thể kích thích hệ thần kinh, ảnh hưởng đến thể chất, chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần, như lo âu.
Trong nghiên cứu cắt ngang tiến hành từ ngày 29/9/2020 đến 22/10/2020, nhóm 1809 nữ sinh đại học tham gia có độ tuổi trung bình là 19.7, trong đó 906 người sống ở vùng nông thôn. Tổng cộng có khoảng 852 người được chẩn đoán mắc chứng PD, với 25.9% mắc PD nặng, 49.6% mắc PD trung bình và 24.4% mắc PD nhẹ. Tỷ lệ mắc PD cũng liên quan đến chu kỳ và lượng kinh nguyệt.
Có khoảng 51% người mắc PD trong nghiên cứu cho biết họ uống nước ngọt, so với 48.8% người không mắc PD. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu thụ cà phê ở người mắc PD là 44.8%, so với 55% ở nhóm không mắc.
Những người uống nước ngọt có nguy cơ mắc PD cao hơn 24%. Việc tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của PD, với PD nhẹ xuất hiện ở những người uống nước ngọt ít thường xuyên. Ngược lại, những cơn đau mạnh hơn xuất hiện ở những người uống nước ngọt thường xuyên hơn.
Đối với nhóm phụ nữ sống ở vùng nông thôn, khả năng uống nước ngọt ở những người mắc PD cao hơn 40% so với những người khác. Nhìn chung, việc uống nước ngọt có liên quan đến tình trạng PD nặng hơn. Ngược lại, việc uống cà phê lại giúp giảm nguy cơ mắc PD từ trung bình đến nặng khoảng 55%, dù mức độ tiêu thụ không ảnh hưởng đến kết quả này. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế này.
Hàm lượng đường cao trong nước ngọt có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến giảm hấp thu và chuyển hóa vitamin/khoáng chất, gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp và dẫn đến các cơn co thắt đau đớn liên quan đến PD. Hàm lượng prostaglandin (PG) cao hơn trong nội mạc tử cung của phụ nữ mắc PD cũng có thể là yếu tố dẫn đến mối liên quan giữa nước ngọt và bệnh này. PG được tổng hợp từ các chất chuyển hóa đường, kích hoạt co thắt tử cung và gây đau.
Lượng đường cao cũng làm tăng mức cortisol - một loại hormone chống lại căng thẳng. Đây có thể là lý do khiến mức căng thẳng không được điều hòa dẫn đến PD ở những người uống nước ngọt có đường. Tuy nhiên, các cơ chế chính xác vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Có thể thấy, việc tiêu thụ nước ngọt làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh, đặc biệt ở phụ nữ sống ở vùng nông thôn. Ngược lại, uống cà phê có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của PD. Do đó, việc giáo dục phụ nữ trẻ về những tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều nước ngọt là rất quan trọng. Trong khi uống cà phê với một lượng vừa phải có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.