Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghiện rượu là một bệnh mãn tính do uống nhiều và liên tục khiến cơ thể phụ thuộc vào rượu, gây thèm rượu và mất kiểm soát khi uống. Khi đã nghiện, rượu là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.
Nghiện rượu do những nguyên nhân nào? Hậu quả ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nghiện rượu. Nhưng có thể đưa về hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khiến chúng ta bị nghiện.
Quá trình nghiện rượu không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một thời gian nhất định từ vài năm trở lên. Có thể đối với một số trường hợp đặc biệt dễ bị tổn thương thì quá trình này diễn ra chỉ vài tháng.
Theo cơ chế khoa học, khi uống rượu thường xuyên khiến cơ thể bị phá vỡ sự cân bằng của axit gamma-aminobutyric (GABA) trong não, Glutamate và khi glutamate kích thích hệ thần kinh. Khi uống rượu, mức dopamine trong não tăng lên làm cho việc uống rượu dễ chịu hơn. Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài làm thay đổi các chất hóa học não này. Vì vậy tạo cảm giác thèm rượu, khi cơ thể được dung nạp rượu sẽ cảm thấy dễ chịu.
Trong một số hoàn cảnh tác động xấu đến tâm lý thúc đẩy việc sử dụng nhiều rượu mất kiểm soát dẫn tới việc nghiện rượu. Hoặc một số tình huống mượn rượu giải sầu cũng dẫn tới nghiện rượu như thất tình, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, thi rớt đại học, bạn bè rủ rê, khích bác… Không ngoại trừ nguyên nhân “nghề nghiệp” phục vụ quán bar, quán nhậu, tiếp thị rượu… cũng có thể dẫn tới việc nghiện rượu.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu thường xuyên nhiều và liên tục cũng dẫn tới nghiện rượu, ngộ độc rượu. Nếu Nếu bạn là nam thường xuyên sử dụng trên 15 ly rượu mỗi tuần, nếu là nữ thường xuyên sử dụng trên 12 ly mỗi tuần hoặc uống nhiều hơn 5 ly mỗi ngày ít nhất một tuần/lần sẽ dễ bị nghiện rượu. Một nguyên nhân khác, liên quan đến yếu tố gia đình, nếu như cha mẹ bị rối loạn sử dụng rượu hoặc nghiện rượu thì đó cũng là một nguyên nhân. Hoặc như bạn đang trong độ tuổi mới lớn, trải qua áp lực của bạn bè rủ rê lôi kéo, muốn thể hiện bản thân, có lòng tự trọng thấp cũng là nguyên nhân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu. Môi trường bạn sống hoặc nền văn hóa được sử dụng và chấp nhận sử dụng rượu bia cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc nghiện rượu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng lạm dụng rượu bia được phân ra nhiều cấp độ từ cấp độ nhẹ trung bình đến nặng. Để phân cấp độ của triệu chứng này sẽ dựa vào những triệu chứng cụ thể của người nghiện rượu.
Dấu hiệu và triệu chứng nghiện rượu bao gồm những yếu tố dưới đây:
Người nghiện rượu có thể uống rượu bia một mình hoặc bí mật và không giới hạn lượng rượu uống để cảm nhận tác dụng của rượu. Họ cảm thấy thèm rượu mãnh liệt nhu cầu bức bách, thường xuyên tìm cớ để uống rượu. Người nghiện rượu dành nhiều thời gian để uống rượu bất kể vào thời gian nào trong ngày. Ngay sau khi thức dậy họ cần được uống rượu.
Có thể người nghiện rượu muốn giảm số lượng rượu nhưng không thể thực hiện được. Thậm chí, họ còn muốn tăng số lượng để cảm thấy hiệu ứng của rượu. Người nghiện rượu sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội khi không tìm thấy rượu hoặc khi bị ai đó hạn chế uống.
Người nghiện rượu sẽ giữ rượu ở nhiều nơi trong nhà nơi làm việc trong xe thậm chí luôn mang theo người. Họ có thể uống rượu mọi lúc, mọi nơi kể cả nơi làm việc, trường học, cơ quan, xí nghiệp…
Người nghiện rượu sẵn sàng uống rượu và bỏ qua mọi khuyến cáo ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội. Bỏ bê công việc không hoàn thành nhiệm vụ tại công sở hoặc nơi làm việc do sử dụng rượu. Từ bỏ những hoạt động lành mạnh, giảm bớt những hoạt động xã hội có ích, công việc hay sở thích cá nhân chỉ vì rượu.
Họ uống rượu bất chấp lý do an toàn cho bản thân và người xung quanh kể cả khi lái xe, bơi lội hay vận hành máy móc.
Triệu chứng khi cai nghiện rượu sẽ gặp phải như run rẩy, buồn nôn và nôn, cáu kỉnh lo âu mất ngủ, bồn chồn… Thậm chí người nghiện rượu phải uống rượu để giảm bớt các triệu chứng trên. Người nghiện rượu sẽ thấy run vào buổi sáng sau khi đã uống rượu. Giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ sau một đêm uống rượu.
Say rượu hay khoa học còn gọi là nhiễm độc rượu là khi lượng rượu trong máu tăng cao. Say rượu khiến không điều khiển được hành vi, gây ra những hành vi không phù hợp ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc thậm chí có thể gây ra án mạng. Khi say rượu, tính khí thay đổi hoàn toàn, suy giảm trí nhớ khả năng phối hợp kém và giảm khả năng chú ý. Có thể không nhớ được những sự kiện và các khoảng thời gian. Nếu nồng độ cồn trong máu càng cao dẫn tới sức khỏe suy kiệt, hôn mê và có thể tử vong.
Nghiện rượu và lạm dụng rượu bia có thể gây ra rất nhiều hậu quả không thể nào lường trước được. Một số tác hại của việc nghiện rượu phải kể đến như: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể; Giảm trí nhớ ngắn hạn; Yếu cơ mắt; Viêm gan, xơ gan do rượu; Viêm tụy cấp; Tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim; Có thể gây ra đột quỵ; Bệnh tiểu đường; Rối loạn kinh nguyệt; Rối loạn cương dương; Hội chứng rượu ở thai nhi: Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có người mẹ nghiện rượu; Bệnh loãng xương…
Nghiện rượu bia có khiến chúng ta gặp rất nhiều vấn đề rắc rối trong cuộc sống. Nghiện rượu có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như tổn hại sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Lạm dụng rượu bia có thể làm đảo lộn cuộc sống ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình, xã hội và việc làm…
Việc cai nghiện rượu là một hành trình dài bởi vì trong quá trình cai nghiện, người bệnh có thể đối mặt với cám dỗ của rượu khi cai nghiện. Không phải ai cũng có thể vượt qua được cám dỗ này vì vậy có những người sớm tái nghiện trở lại sau một thời gian cai nghiện.
Một số triệu chứng gặp phải khi cai nghiện rượu như run tay, vã mồ hôi, lo lắng, nhịp tim nhanh, bồn chồn, khó ngủ đôi khi co giật hoặc kích động. Những triệu chứng này có thể nghiêm trọng tới mức làm giảm khả năng hoạt động của người bệnh trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Để quá trình cai nghiện được hiệu quả, người bệnh cần có sự chuẩn bị về tâm lý. Người nghiện rượu phải chấp nhận và đối mặt với những khó khăn với cảm giác thèm muốn và sự cám dỗ của rượu. Đặc biệt người nghiện hiểu rõ được những ảnh hưởng tiêu cực của rượu tác động đến sức khỏe, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Chỉ khi đó bác sĩ mới có thể giúp người cai nghiện thoát khỏi được “ma men”.
Thực tế rất nhiều người nghiện rượu ngần ngại hoặc không muốn điều trị bởi vì họ chưa nhận ra họ có vấn đề. Những người thân trong gia đình là một yếu tố quan trọng giúp cho người nghiện rượu hiểu và chấp nhận họ cần được bác sĩ hoặc chuyên gia giúp đỡ. Chỉ có như vậy việc cai nghiện rượu mới có hiệu quả.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.