Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thế nào là ngộ độc rượu và cách xử trí khi bị ngộ độc

Ngày 26/09/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, ngộ độc rượu đang là một hiện trạng đáng báo động ở Việt Nam. Nguyên nhân đến từ việc lạm dụng rượu bia quá mức. Vậy thế nào là ngộ độc rượu và cách xử trí khi bị ngộ độc như thế nào?

Việt Nam là một trong những nước có độ tiêu thụ rượu bia cao nhất trên thế giới, vì thế các vấn đề ngộ độc rượu ngày càng tăng ở nước ta do lạm dụng và sử dụng rượu bia không chất lượng. Vậy làm gì khi bị ngộ độc rượu và cách xử trí ra sao?

Bạn cần biết: Thế nào là ngộ độc rượu và cách xử trí khi bị ngộ độcBạn nên biết ngộ độc rượu và cách xử trí phù hợp khi bị ngộ độc

Nguyên nhân ngộ độc rượu

Ethyl alcohol (rượu cồn) là hợp chất thường có trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, sản phẩm chiết xuất dùng trong nấu ăn, một số loại thuốc và các sản phẩm gia đình nhất định. Việc người dân sử dụng rượu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày hiện nay khá phổ biến, đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về thì tình trạng này có chiều hướng gia tăng đáng báo động.

Ngoài các tai nạn giao thông gây ra bởi những người sử dụng rượu thì bản thân họ cũng có thể bị ngộ độc rượu và cách xử trí cần nhanh chóng. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, nặng có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Khi cơ thể phải nạp một lượng rượu quá nhiều và quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, phản xạ và có khả năng dẫn tới tình trạng hôn mê, tử vong.

Trường hợp ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ nhỏ vô tình hoặc cố ý sử dụng các loại đồ uống trong gia đình có chứa cồn. Nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc rượu cồn là do việc uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn.

Trung bình, cơ thể con người chỉ có thể xử lý 1 đơn vị rượu/giờ. Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn uống một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ngắn. Việc uống quá nhiều và quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, phản xạ hầu họng và nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng hôn mê và tử vong.

Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm có chứa cồn. Bạn cần trang bị kiến thức khi gặp tình huống ngộ độc rượu và cách xử trí phải phù hợp để hạn chế tình huống xấu nhất.

Bạn cần biết: Thế nào là ngộ độc rượu và cách xử trí khi bị ngộ độcLạm dụng rượu, sử dụng rượu giả là nguyên nhân gây ngộ độc rượu

Tác hại của ngộ độc rượu và cách xử trí

Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ tiến triển nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh.

Về tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp chứa methanol, điều này có thể là vô tình hoặc được thực hiện có chủ đích. Độc tính cũng có thể hiếm khi xảy ra khi tiếp xúc với da hoặc hít phải khói. Khi cơ thể phân hủy methanol, nó sẽ tạo thành formaldehyde, acid formic và formate gây ra nhiều độc tính. Loại rượu này gây ngộ độc rượu và cách xử trí thường phức tạp, để lại nhiều di chứng nặng nề.

Chẩn đoán có thể bị nghi ngờ khi có nhiễm toan hoặc tăng khoảng cách osmol và được xác nhận bằng cách đo trực tiếp nồng độ trong máu. Các điều kiện khác có thể tạo ra các triệu chứng tương tự bao gồm nhiễm trùng, tiếp xúc với rượu độc khác, hội chứng serotonin và nhiễm toan đái tháo đường.

Được biết, đa số các ca do uống rượu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường, các nhà sản xuất ham lợi nhuận đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán thu lời. Ngộ độc rượu methanol thường rất nguy hiểm, để lại nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh. Trung tâm Chống độc đã từng tiếp nhận có trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687 mg/dL, bệnh nhân tử vong không thể qua khỏi.

Không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não… Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các kiến thức để tránh ngộ độc rượu và cách xử trí của bạn cần chính xác và nhanh chóng để hạn chế hậu quả xấu nhất.

Cách xử trí khi bị ngộ độc rượu

Khi phát hiện người bị ngộ độc rượu và cách xử trí chúng ta cần làm khi nghi ngờ hay có bất cứ triệu chứng nào kể trên ở người ngộ độc là nhanh chóng thực hiện 1 số thao tác cứu chữa ban đầu như:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức. Không chủ quan cho rằng người bệnh đang say rượu và chỉ ngủ.
  • Cho người bệnh uống nước nếu có thể
  • Cố gắng giữ ấm cho người bệnh
Bạn cần biết: Thế nào là ngộ độc rượu và cách xử trí khi bị ngộ độcNgộ độc rượu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Cung cấp thông tin: Trong quá trình cứu chữa, cần cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến việc ngộ rượu như số lượng rượu người bệnh đã uống, thời gian uống và triệu chứng gặp phải. Qua đó các nhân viên y tế sẽ có thêm dữ liệu để điều trị kịp thời cho người đang bị ngộ độc.

Không để người bệnh 1 mình: Vì ngộ độc rượu ảnh hưởng đến phản xạ của người bệnh cho nên họ có thể bị sặc, nghẹt thở, không kiểm soát được hành vi và cần có người giúp đỡ và theo dõi triệu chứng của họ.

Giúp người bệnh nôn: Nếu người bệnh muốn nôn, hãy giúp họ ngồi dậy để nôn. Nếu người bệnh chỉ có thể nằm, hãy xoay đầu sang một bên để hạn chế nguy cơ bị sặc.

Cố gắng giữ cho người bệnh tỉnh táo, tránh để bị rơi vào trạng thái mất ý thức.

Nhờ trợ giúp từ những người xung quanh: Sẽ rất khó để quyết định xem có cần phải can thiệp về mặt y tế với một người nào đó say rượu hay không. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để xác định rõ hơn các triệu chứng.

Mẫn Mẫn

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm