Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cao huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Một chế độ ăn uống không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vì vậy, việc thực hiện một chế độ ăn uống đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những loại thực phẩm không nên ăn khi bị cao huyết áp và các lựa chọn thay thế tốt hơn cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá để có được một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giảm nguy cơ cao huyết áp bạn nhé!
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Các chất dinh dưỡng quan trọng cho người bị cao huyết áp bao gồm kali, canxi, magie, chất xơ... Các chất này giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp nên giảm tiêu thụ muối, chất béo và đường vì có thể gây tăng huyết áp và các vấn đề liên quan đến đường huyết.
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Muối có chứa natri, là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim mạch. Muối ăn có khoảng 40% natri. Dù muối đóng góp phần quan trọng cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Khuyến cáo không nên nạp quá 2.3 g natri - tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Thịt nguội và thịt xông khói chứa nhiều natri do đã qua chế biến và được xử lý, ướp gia vị, bảo quản với muối. Do đó, những thực phẩm này không được khuyến khích dùng với người bị tăng huyết áp.
Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng mặn, do đó không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Đường và các loại đồ uống có đường làm tăng cân ở người lớn và trẻ em, góp phần tăng nguy cơ huyết áp cao. Giảm lượng đường có thể giúp giảm huyết áp trong người bị cao huyết áp.
Thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cùng với lượng đường cao, natri và carbohydrate ít chất xơ. Vì vậy, giảm tiêu thụ lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy rượu bia nếu uống một lượng quá nhiều có thể làm tăng huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm lượng rượu bia. Uống ít rượu được cho là giúp giảm huyết áp.
Chế độ ăn uống có thể có ảnh hưởng đến huyết áp cả tích cực và tiêu cực. Thực phẩm giàu muối, đường, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể tăng huyết áp và gây tổn thương cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bằng cách hạn chế những thực phẩm này và chọn thay thế bằng những lựa chọn lành mạnh, bạn có thể duy trì huyết áp ổn định. Một chế độ ăn uống bao gồm đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc và protein có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
Chuyên gia và bác sĩ khuyên các bệnh nhân cao huyết áp nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để làm giảm huyết áp và sống chung với bệnh một cách an toàn.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bị cao huyết áp cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để giúp gia tăng hiệu quả điều trị cao huyết áp cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các thực phẩm người bệnh cao huyết áp không nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh và thay đổi lối sống ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.