Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ngày 23/07/2023
Kích thước chữ

Ung thư vòm họng chiếm khoảng 3% tổng số ca chẩn đoán ung thư mỗi năm ở Việt Nam. Có tới 70% bệnh nhân ung thư vòm họng được chẩn đoán mắc bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều này đã khiến nhiều người thắc mắc về việc bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư cực kì nguy hiểm vì khó phát hiện và di căn với tốc độ nhanh. Bởi những triệu chứng của căn bệnh này cũng rất hay thường gặp ở những bệnh bình thường khác như đau họng, ngạt mũi, nhức đầu, giảm thính lực... Nguyên nhân có thể là do yếu tố môi trường ô nhiễm, thói quen xấu trong việc ăn uống, sử dụng bia rượu, thuốc lá và tuổi tác. 

Vì khó nhận biết, nên căn bệnh này thường được phát hiện muộn ở giai đoạn cuối. Và lúc này, câu hỏi lớn nhất mà các bác sĩ luôn bắt gặp là: Người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Các đặc điểm nổi bật của ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Trước khi tìm hiểu người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu hãy cùng nhà thuốc Long Châu điểm qua những đặc điểm của ung thư vòm họng trong giai đoạn này này nhé!

Ở giai đoạn cuối của ung thư vòm họng, khối u có đường kính hơn 6cm. Tại thời điểm này, ung thư đã xâm nhập vào các mô lân cận (những mô xung quanh miệng và môi). Ung thư có thể lan đến các cơ quan khác, bao gồm mắt, não, xương, phổi và gan, nhưng điều này phổ biến hơn ở phổi và xương.

Khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng rõ rệt ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như khó chịu ở một số đoạn xương cố định, khạc ra máu, đau tức ngực thường xuyên, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực suy giảm, ù tai liên tục, ngạt mũi có chất nhầy, đau đầu, nói khó nghe, nổi hạch, tê liệt mặt... thì đây là những dấu hiệu cực kì nghiêm trọng cho thấy bệnh đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì? Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? 1
Những đặc điểm của căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường gặp

Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu là điều mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những gia đình có người thân mắc căn bệnh này. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư vòm họng di căn không mấy lạc quan và khá dè dặt. Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, người bị ung thư vòm họng có tỷ lệ sống sót trên 70%. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ còn 38% khi họ ở giai đoạn cuối của bệnh.

Tiên lượng sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp do các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và diễn biến của bệnh. Khi bệnh đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, việc điều trị lúc này trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, việc phát hiện hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, đồng thời giúp tăng tuổi thọ cho người mắc bệnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì? Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? 2
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu là câu hỏi nhiều người quan tâm

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bóc tách cổ, điều đó giúp loại bỏ các tế bào ung thư đã lan ra ngoài vị trí ban đầu. Lựa chọn điều trị duy nhất cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bỏ thanh quản hoặc cổ họng, hoặc cả hai.

Sau một ca phẫu thuật như vậy, bệnh nhân sẽ cần một số hình thức phục hồi chức năng, trong thời gian đó họ sẽ học các phương pháp thở mới và các hình thức khác nhau để diễn đạt bằng lời nói. Họ sẽ cần hướng dẫn về cách sử dụng hiệu quả dây thanh âm của họ. Trong những trường hợp khác, phẫu thuật sẽ yêu cầu thiết lập một đường mới để thức ăn có thể đi vào cơ thể.

Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng, chăm sóc bệnh nhân là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối:

Ăn uống sinh hoạt với chế độ hợp lý

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên tuân theo một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của bệnh. Chế độ ăn kiêng này phải dễ thực hiện, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo rằng cơ thể nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ sức đề kháng của bệnh nhân đối với việc điều trị, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Vậy ung thư vòm họng nên ăn gì?

  • Đảm bảo chọn thức ăn và đồ uống ở dạng lỏng, mềm và dễ nuốt.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Theo các chỉ dẫn được cung cấp bởi bác sĩ chăm sóc, duy trì một thói quen dinh dưỡng toàn diện.
  • Tránh các chất kích thích như caffeine, rượu, có thể làm tăng nhịp tim và nhịp thở của bạn.
  • Không được sử dụng thuốc lá. Nếu người bệnh nghiện thuốc thì phải cai.

Để người bệnh có tinh thần, tư tưởng thoải mái

Để người bệnh có nghị lực vượt qua, chiến thắng bệnh tật, điều quan trọng là phải hỗ trợ, tiếp thêm sức mạnh và động viên người bệnh trên mọi phương diện.

Tại thời điểm này, gia đình bệnh nhân và những người thân yêu khác có ý nghĩa quan trọng nhất đối với họ. Sẽ tốt hơn nếu người thân trong gia đình dành thời gian để chăm sóc, trò chuyện và bên cạnh bệnh nhân. Bên cạnh đó, điều quan trọng là giữ cho tâm lý, tư tưởng người bệnh luôn thoải mái, tránh xa các nguồn gây stress bởi lo lắng thái quá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì? Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? 3
Người bệnh cần giữ vững tinh thần lạc quan, thoải mái

Điều trị theo đúng phác đồ

Bệnh nhân bắt buộc phải dùng thuốc và điều trị theo cách thức và quy trình điều trị do bác sĩ điều trị đưa ra.

Các giai đoạn cuối của ung thư vòm họng thường sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Những gì có thể làm chỉ giới hạn ở việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh nhân đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi: Người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu cũng như biết thêm những thông tin về giai đoạn cuối của căn bệnh này. Hãy theo dõi website của Nhà thuốc Long Châu để đón đọc thêm nhiều bài viết sức khỏe bổ ích về căn bệnh ung thư vòm họng nhé!

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.