Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài sử dụng thuốc bạn cũng cần biết người bệnh sởi kiêng gì hay cách tự chăm sóc ngay tại nhà thì bệnh mới chóng khỏi.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm lành tính xuất hiện theo mùa. Sởi hiếm khi gây tử vong nhưng vẫn để lại các biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai giữa, tiêu chảy, loét giác mạch, thậm chí viêm não. Virus sởi chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp do đó bệnh dễ bùng phát thành dịch.
Các dấu hiệu lâm sàng dễ nhận thấy nhất ở người bị bệnh sởi là: sốt, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch còn yếu hay chưa được tiêm đủ vắc-xin phòng bệnh.
Quá trình điều trị bệnh sởi khá phức tạp vì yêu cầu bệnh nhân phải kiêng khem nhiều thứ, trong đó có cả thực phẩm thường sử dụng hằng ngày:
Bên cạnh đó, bệnh nhân kiêng ăn các loại thức ăn giàu protein vì chúng dễ gây dị ứng như: cá (cá rô, cá chép, cá diếc...) tôm (tôm càng, tôm nõn,...), nghêu, sò,... Ngoài ra cũng không nên ăn những loại thịt như: thịt gà, vịt, thịt chó, thịt dê,... hay các loại côn trùng như châu chấu, nhộng. Cần loại bỏ tất cả các loại rau thơm ra khỏi bữa ăn của người đang bị sởi.
Ngoài ra, bệnh nhân không nên tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Khi đang bị sởi, làn da trở nên vô cùng nhạy cảm chỉ cần chút ánh sáng mặt trời cũng gây đau nhức, lên mủ, ghèn gỉ. Thay vào đó, bạn nghỉ ngơi ở trong phòng kín, nhớ kéo kỹ rèm cửa nhưng vẫn mở cửa để không khí lưu thông dễ dàng.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh sởi cần phải bổ sung vitamin A càng sớm càng tốt. Liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để phù hợp với diễn biến bệnh và thể trạng của bản thân.
Hàng ngày cần vệ sinh da sạch sẽ: lau rửa người, mặt, mắt bằng nước ấm. Với trẻ lớn và người trưởng thành cần súc miệng với nước muối loãng ít nhất 2 lần/ngày. Với trẻ nhỏ chưa biết cách tự súc miệng, cha mẹ hãy dùng khăn mềm sạch lau miệng cho bé. Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt mũi khoảng 3 – 4 lần/ngày. Trẻ sơ sinh thì có thể giảm xuống khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Ngay khi phát hiện ra các biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ cần cách ly con với người thân trong gia đình và các trẻ khác. Quần áo, khăn mặt,... của người bệnh dùng xong phải được giặt bằng nước nóng (có thể hòa thêm một chút muối). Phơi những đồ này ở nơi thoáng gió, có nắng và cách xa quần áo của người khác.
Huyền Trang
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.