Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?

Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ

Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, một khi đã xuất hiện các triệu chứng ở người và cả động vật thì nguy cơ tử vong gần như là 100%. Thế nhưng, bệnh lý này lại có thời gian ủ bệnh khá lâu. Vậy, người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?

Thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh dại là từ 2 đến 8 tuần, ngắn hơn thì khoảng 10 ngày và dài hơn thì là vài năm. Có nhiều người đã tiếp xúc với chó/ mèo, bị chúng cắn, cào,... nhưng vì chưa thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào nên chủ quan không đi tiêm phòng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin, giải đáp cho câu hỏi “Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Những nguy cơ khi bị chó cắn

Nguy cơ nhiễm trùng

Có tới 50% trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng sau khi bị chó cắn. Do không chỉ có virus dại mà còn có rất nhiều loại vi khuẩn, virus khác sẽ nhân cơ hội đi vào cơ thể thông qua vết cắn như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn uốn ván, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng kháng methicillin,...

Ngoài bệnh dại, uốn ván là căn bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Uốn ván sẽ tấn công đến hệ thần kinh của người bệnh và gây ra những triệu chứng đặc biệt nguy hiểm như co cứng cơ hàm, co giật, co thắt thanh quản và hầu họng. Tùy vào vị trí và tình trạng vết thương mà các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh bị chó cắn tiêm thêm vắc xin, huyết thanh uốn ván. Với những vết cắn từ độ III trở lên, tức là rất nghiêm trọng, vết thương sâu và chảy nhiều máu, có nguy cơ phơi nhiễm với virus uốn ván cao thì sẽ cần tiêm cả vắc xin lẫn huyết thanh kháng uốn ván.

Vết cắn của động vật ở chân và tay đều có nguy cơ nhiễm trùng cao. Bên cạnh đó, một số các yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết cắn như sử dụng rượu bia thường xuyên, người bệnh đái tháo đường, người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân đang trong quá trình thực hiện hóa trị, xạ trị,...

Nhiễm trùng do bị động vật cắn là tình trạng cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, đau tim, hoại tử,...

Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?1
Bị chó cắn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh dại

Nguy cơ mắc bệnh dại

Mức độ nghiêm trọng của vết thương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở người bị chó cắn. Theo đó, các vết thương bị chó cắn được phân chia thành 5 mức độ như sau:

  • Độ I: Chó cắn vào quần áo nhưng không chạm vào da.
  • Độ II: Răng chó chạm vào da nhưng vẫn chưa làm rách da.
  • Độ III: Vết thương nông, nhẹ và không chảy máu.
  • Độ IV: Nhiều vết thương hở và trong đó có ít nhất 1 vết cắn sâu, gây chảy máu.
  • Độ V: Nhiều vết thương hở và sâu do bị chó tấn công một cách mạnh bạo.

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan bởi chỉ cần một vết cắn, cào gây trầy xước da là đã có nguy cơ lây nhiễm virus dại. Thậm chí, cả những vết trầy xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy do động vật gây ra cũng có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh. Một khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại sẽ từ từ tiến tới các dây thần kinh ngoại biên và từ các dây thần kinh này di chuyển đến tủy sống, tiếp đến là não bộ. Người bệnh sẽ bắt đầu có những sự thay đổi về hành vi và biểu hiện lâm sàng và thời gian ủ bệnh là từ vài tháng cho đến vài năm.

Và hầu hết, các trường hợp mắc bệnh dại do chó cắn sẽ tử vong sau vài ngày khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Bệnh nhân thường tử vong do biến chứng ngừng hô hấp, ngạt thở sau các cơn co cứng cơ hay co giật toàn thân không thể kiểm soát. Không chỉ có thế, người bệnh còn có thể gặp một số các biến chứng khác như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim hay hoại tử cơ tim có thể dẫn đến tử vong.

Thời gian ủ bệnh sau khi bị chó cắn

Thời gian ủ bệnh dại ở người phổ biến nhất là từ 2 đến 8 tuần thế nhưng cũng có một vài trường hợp virus ủ bệnh trong vài ngày hay vài năm mới bộc phát các triệu chứng. Ở những người có vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương nằm ở những vị trí quan trọng như đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục,... thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

Bệnh ở giai đoạn sớm sẽ gây ra các biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi, thèm ăn, nôn, tê và đau ngứa ở vị trí bị cào cắn,... Người bệnh thường nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh dại với bệnh cúm. Vài ngày sau, các biến chứng về thần kinh sẽ bắt đầu xuất hiện như kích động, co giật, tê liệt, co thắt cơ, nhạy cảm với tiếng động, ánh sáng,... Biểu hiện thường thấy ở những người bệnh dại đó chính là tăng tiết nước bọt và bị co thắt cơ cổ họng làm cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn. Các triệu chứng sẽ kéo dài khoảng từ 2 đến 10 ngày và sẽ ngày một xấu đi.

Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?2
Tùy từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau

Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?

Vậy, người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không? Câu trả lời là được. Nếu sau 3 tháng người bệnh vẫn khỏe mạnh và cơ thể chưa xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại thì vẫn có thể thực hiện tiêm phòng. Tuy nhiên cần lưu ý, đây là giai đoạn khá trễ, virus dại đã có thể xâm nhập vào cơ thể và di chuyển theo các dây thần kinh lên não bộ nên người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất hay những trung tâm tiêm chủng lớn, uy tín và an toàn như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được theo dõi sức khỏe. Đồng thời, lắng nghe sự tư vấn và tuân thủ theo phác đồ tiêm vắc xin phòng dại mà bác sĩ chỉ định để ngăn chặn nguy cơ tử vong nếu không may phát bệnh.

Người bị chó cắn 3 tháng có tiêm phòng được không?3
Người bị chó cắn sau 3 tháng cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để tiêm phòng vắc xin bệnh dại

Sau khi bị chó cắn, người bệnh cần chủ động tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không để sau 3 tháng mới thực hiện tiêm vắc xin vì đây là tình huống khẩn cấp, nếu để xảy ra tình trạng phát bệnh thì sẽ không có một phương pháp nào có thể can thiệp, nguy cơ tử vong lên tới 100%. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ hoặc hotline của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được giải đáp một cách chi tiết.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin