Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị đau khớp có tập yoga được không?

Ngày 26/02/2022
Kích thước chữ

Yoga được biết đến với những lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp. Nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn "Người bị đau khớp có tập yoga được không?". Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Yoga có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, giúp phòng ngừa bệnh tật,... Ngoài ra, yoga còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, đau lưng,... Vậy người bị đau khớp có tập yoga được không?

Người bị đau khớp có tập yoga được không?

Yoga có tác dụng tích cực trong việc xoa dịu cơn đau và hữu hiệu trong giai đoạn cấp của đau khớp Yoga có tác dụng tích cực trong việc xoa dịu cơn đau và hữu hiệu trong giai đoạn cấp của đau khớp

Khi bị đau khớp, người bệnh thường có xu hướng hạn chế vận động và tập luyện. Tuy nhiên, việc này sẽ làm cho chất nhớn không được lưu thống tốt. Từ đó dẫn đến tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nên để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh cần phải biết cách vận động và tập luyện phù hợp.

Trên thực tế, nhiều người bị đau khớp đã chọn yoga vì nó khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và không mất nhiều thời gian. Yoga đã được chứng minh là hữu ích với người bị đau khớp. Bộ môn này có tác dụng tích cực trong việc xoa dịu cơn đau và hữu hiệu trong giai đoạn cấp của đau khớp.

Sau một thời gian tập yoga, người bệnh sẽ cảm thấy phần khớp được ổn định, sức mạnh ở vùng khớp bị tổn thương được tăng cường. Bên cạnh đó, yoga còn là một hình thức thể dục có công dụng cải thiện tốt tâm trạng và tinh thần. Nó giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi do triệu chứng đau khớp mang lại.

Tuy nhiên, nếu muốn tập yoga thì bạn cần phải biết những nguyên tắc cơ bản. Đặc biệt là với những người mắc bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp thì cần chú ý nhiều hơn. Nếu không, việc tập luyện sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thậm chí nó còn có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc hoặc làm tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị đau khớp khi tập yoga cần lưu ý điều gì?

Những người mới bắt đầu tập yoga, đặc biệt là người bị đau khớp thì cần lưu ý những điều sau:

Người bị đau khớp cần lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập những động tác khó, tạo áp lực lên khớp bị tổn thương Người bị đau khớp cần lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập những động tác khó, tạo áp lực lên khớp bị tổn thương
  • Trước khi tập yoga, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
  • Lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập những động tác khó, tạo áp lực lên khớp bị tổn thương.
  • Việc hít thở rất quan trọng trong khi tập yoga. Người tập cần phải hít sâu và thở dài nhằm tăng lượng oxi và giảm lượng cacbon oxit bơm vào máu và các múi cơ.
  • Nên tập cùng thảm yoga tại không gian rộng rãi và thoáng mát.
  • Thời điểm tốt nhất để tập yoga là vào buổi sáng sớm.
  • Duy trì luyện tập mỗi ngày 30 phút - 1 tiếng và đều đặn mỗi ngày hoặc 3 - 4 buổi một tuần.
  • Khởi động kỹ trước khi tập và thư giãn sau khi tập.
  • Dừng tập ngay nếu gặp phải cơn đau bất thường trong khi thực hiện các động tác. 

Những bài tập yoga đơn giản cho người bị đau khớp

Tư thế cơ bản

Đối với những người mới bắt đầu tập, bạn nên tập từ các tư thế cơ bản để làm quen dần với yoga. Tư thế ngồi hoa sen là một trong những tư thế cơ bản và thường gặp nhất của yoga.

Đầu tiên ngồi xếp bằng hai bàn chân, bàn tay để ngửa trên đầu gối. Sau đó hãy tập hít thở nhẹ nhàng và đều đặn. Nếu mới bắt đầu tập, bạn có thể kê một chiếc gối lên thảm để ngồi, như thế sẽ dễ chịu hơn.

Tư thế này có tác dụng lưu thông máu, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi trong máu. Từ đó làm tăng quá trình tạo xương cũng như khả năng linh hoạt trong vận động.

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo có tác dụng giãn cơ và làm giảm nhức mỏi ở các cơ, khớp. Thực hiện tư thế này như sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy quỳ gối vuông góc với sàn. Đồng thời, hai bàn tay cũng đặt xuống sàn sao cho hai cánh tay và chân song song với nhau.
  • Tiếp theo, giữ thẳng toàn thân và bắt đầu hít sâu. Sau đó cúi đầu xuống, đẩy lưng và cột sống lên cao và từ từ thở ra, giữ khoảng từ 1-3 phút. Bạn cần lưu ý, lúc này vẫn giữ hai tay và chân song song.

Tư thế chim bồ câu

Tư thế chim bồ câu có tác dụng kéo căng hông, giúp giảm tắc nghẽn mạch máu Tư thế chim bồ câu có tác dụng kéo căng hông, giúp giảm tắc nghẽn mạch máu

Tư thế này có tác dụng kéo căng hông, giúp giảm tắc nghẽn mạch máu. Từ đó kích kích lưu thông máu đến vùng lưng và hông tốt hơn. Để thực hiện tư thế bồ câu bạn cần làm theo các bước sau:

  • Đầu tiên, ngồi trên thảm và chân phải gập một góc 90 độ. Ngực ưỡn lên khi vươn chân trái về phía sau, cố gắng uống cong lưng.
  • Sau đó, từ từ co chân trái về phía trước rồi lặp lại động tác duỗi với chân phải.

Vậy câu trả lời cho thắc mắc "Bị đau khớp có tập yoga được không?" là "Có". Để có được hiệu quả điều trị đau khớp như mong muốn, người bệnh nên tập luyện yoga đều đặn hàng ngày. Người bị đau khớp chỉ nên tập các bài tập phù hợp với khả năng và tránh thực hiện những bài tập nặng gây áp lực cho các khớp xương. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin