Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không?

Ngày 23/06/2020
Kích thước chữ

Chúng ta đều biết rằng, sữa chua là một loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn và giá trị dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy là tình trạng cấp tính thường sẽ kéo dài trong một thời gian ngắn và biến mất sau một vài ngày. Thông thường bệnh tiêu chảy có thể được khắc phục bằng cách bù nước và bổ sung thực phẩm có lợi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Sữa chua có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa?

Sữa chua là một loại thực phẩm làm từ sữa động vật lên men bằng các vi sinh vật lactic phổ biến như: Lactobacilus acidophilus, bifido bacterium… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình lên men lactic sẽ làm biến đổi một số protein trong sữa thành các axit amin và chuyển hóa chất đường bột thành lactoza. Những chất này sẽ giúp cho đường ruột của chúng ta trở nên khỏe mạnh và dễ tiêu hóa thức ăn hơn. 

nguoi-bi-tieu-chay-co-nen-an-sua-chua-khong-3

Sữa chua mang lại nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa

Ngoài ra, trong sữa chua còn có chứ rất nhiều lợi khuẩn hỗ trợ phân giải những chất khó tiêu và giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột. Một trong số đó là probiotic - một trong những loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chất probiotic sẽ giúp tạo liên kết với các nhung mao trong ruột non, cạnh tranh dinh dưỡng, từ đó sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển và hạn chế đến mức tối đa sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Đó cũng chính là cơ chế giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột bằng sữa chua. 

Hơn nữa, trong sữa chua còn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chất đạm, chất béo không no, các vitamin A, D, E, C… và các khoáng chất giúp làm tăng khả năng hấp thu, kích thích hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sữa cho giúp khôi phục lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa, màng ruột non trước những tác nhân bất lợi. Như vậy, sữa chua có tác dụng rất tốt đối với đường ruột, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, ngăn chặn các tác nhân gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. 

Bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua hay không?

Như đã nói ở trên, sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men lactic sữa động vật và trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều protein, chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Một số lợi khuẩn có trong loại thực phẩm này cũng có khả năng hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, đồng thời giúp cân bằng hệ sinh thái đường tiêu hóa và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột. 

nguoi-bi-tieu-chay-co-nen-an-sua-chua-khong-2

Bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua hay không

Vậy bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Đối với những người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác thì sữa chua là một nguồn dinh dưỡng có lợi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và khắc phục những triệu chứng. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm mà người bị táo bón, ăn không tiêu, bị đầy bụng, chướng hơi có thể cân nhắc bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. 

Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Vậy người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không và nên ăn những loại nào? Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích rằng, người bị tiêu chảy nên ăn sữa chua nguyên chất (không thêm hương vị). Bởi trong thành phần của sữa chua nguyên chất thường có chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột nhưng lại rất ít chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản nên có thể giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi tiêu chảy. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể phối hợp ăn sữa chua nguyên chất với các nguyên liệu sau đây: 

- Ăn sữa chua với chuối: Cắt 2 quả chuối thành miếng nhỏ, cho vào bát sữa chua, trộn đều và ăn một lần mỗi ngày.

- Ăn sữa chua với hạt thìa là: Rang sơ nửa thìa hạt cà ri và hạt thìa là sau đó đem nghiền kỹ rồi cho vào chén sữa chua trộn đều và dùng để ăn 2  – 3 lần mỗi ngày.

Bị tiêu chảy ăn sữa chua như thế nào mới đúng?

Tương tự như những loại thực phẩm khác, việc nạp sữa chua vào cơ thể với hàm lượng và thời gian phù hợp sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe hiệu quả khi bị tiêu chảy.

nguoi-bi-tieu-chay-co-nen-an-sua-chua-khong-1

Sữa chua sẽ giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe hiệu quả khi bị tiêu chảy

Để ăn sữa chua đúng cách khi bị tiêu chảy và tránh các tác dụng phụ không đáng có, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

- Người lớn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua (tương đương 250 – 500 gram) và trẻ em có thể dùng ½ – 1 hộp sữa chua mỗi ngày. 

- Sữa chua không thích hợp dùng khi bụng đói và nên ăn sau bữa chính khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ. 

- Các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, không hâm nóng sữa chua trước khi ăn và nên bảo quản lạnh để sữa chua không bị biến chất.

- Các chuyên gia khuyến khích nên dùng những loại sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa bò để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đối với sức khỏe.

- Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm (chế biến, rửa tay trước – sau khi ăn), tăng cường nước uống (2  – 2.5 lít nước mỗi ngày), ăn nhiều rau xanh và thực phẩm lành lạnh đối với hệ tiêu hóa.

Tóm lại, sữa chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho người bị bệnh tiêu chảy nói riêng và hệ tiêu hóa đường ruột nói chung. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ giải đáp được thắc mắc bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Tuy nhiên, cần ăn sữa chua đúng cách để thu được lợi ích tốt nhất. Đồng thời, đối với những người bị bệnh tiêu chảy cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, bổ sung thêm nước và thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin