Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Người bình thường có nên lọc máu không? Những điều cần lưu ý khi lọc máu

Ngày 17/05/2024
Kích thước chữ

Lọc máu là một trong những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp lọc máu đồng thời giải đáp thắc mắc người bình thường có nên lọc máu không.

Người bình thường có nên lọc máu không vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phương pháp lọc máu bạn nhé. Vậy lọc máu là gì?

Tổng quan về phương pháp lọc máu

Ở người khoẻ mạnh, thận có khả năng lọc từ 120 - 150 lít máu mỗi ngày. Trong trường hợp thận có bất thường, chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến hiệu quả lọc máu không được như trước và điều này dẫn đến tình trạng tích tụ chất thải trong máu. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị hôn mê, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Lúc này, lọc máu là điều cần thiết bởi đây là phương pháp giúp loại bỏ độc tố, chất thải cũng như chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.

Lọc máu thường được chỉ định trong một số các trường hợp như:

  • Suy giảm chức năng thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, gây viêm cơ tim, tăng nồng độ axit và kali trong máu.
  • Kết quả xét nghiệm cho thấy hiện tượng chất độc ứ đọng trong máu nhưng chưa gây triệu chứng.
  • Người bệnh bị ngộ độc, cần cấp cứu sớm.
Người bình thường có nên lọc máu không? Những điều cần lưu ý khi lọc máu 1
Lọc máu là một phương pháp điều trị hữu hiệu cho người bệnh suy giảm chức năng thận

Các phương pháp lọc máu phổ biến

Hiện nay, có 2 phương pháp lọc máu được áp dụng phổ biến đó là lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo ngắt quãng và liệu pháp thay thế thận liên tục. Cụ thể:

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã mất một phần hoặc toàn bộ chức năng. Phương pháp được được thực hiện dựa trên cơ chế khuếch tán máu.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một dung dịch lọc máu vô trùng có chứa nhiều glucose và khoáng chất vào khoang phúc mạc thông qua một ống chuyên dụng.

Phúc mạc có khả năng lọc tự nhiên. Theo đó, chất lọc sẽ được lưu lại và chất thải sẽ được hấp thụ trong màng bụng. Sau một thời gian, chất thải sẽ được dẫn lưu ra ngoài qua ống chuyên dụng. Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng một hệ thống tự động.

Chạy thận nhân tạo ngắt quãng

Chạy thận nhân tạo ngắt quãng là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể dưới sự hỗ trợ của máy, thường được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, chủ yếu do ngộ độc và suy thận giai đoạn cuối.

Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ đưa máu của người bệnh ra bên ngoài thông qua việc sử dụng hệ thống dây dẫn. Lượng máu sau khi được đưa ra ngoài sẽ được đi qua màng lọc thận nhân tạo và trao đổi chất với dịch lọc. Quá trình này giúp loại bỏ lượng nước dư thừa và độc tố trong máu. Sau khi đã được lọc, máu sẽ được đưa về lại cơ thể người bệnh.

Để thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo ngắt quãng đòi hỏi người bệnh phải có đường lấy máu đủ để thực hiện cuộc lọc, chẳng hạn như lấy máu bằng catheter đặt ở các tĩnh mạch lớn, lấy máu qua cầu nối động tĩnh mạch ở tay.

Người bình thường có nên lọc máu không? Những điều cần lưu ý khi lọc máu 2
Chạy thận nhân tạo ngắt quãng là phương pháp lọc máu được áp dụng phổ biến hiện nay

Người bình thường có nên lọc máu không?

Người bình thường có nên lọc máu không là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, người bình thường có nên lọc máu không, phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như tình trạng sức khỏe cũng như mục đích lọc máu.

Trên thực tế, người bình thường không cần lọc máu bởi hệ thống thận trong cơ thể đã có khả năng làm việc hiệu quả giúp loại bỏ các chất độc tố cũng như các chất thải ra khỏi máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể là người bình thường mắc phải các bệnh lý về thận như suy thận, suy giảm chức năng thận… thì lọc máu có thể được cân nhắc bởi phương pháp này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khoẻ chung đồng thời giảm thiểu các triệu chứng gây ra bởi bệnh lý về thận.

Ngoài ra, người bình thường có thể có có nhu cầu lọc máu trong một số trường hợp đặc biệt như:

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Người bệnh bị suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do bệnh. Lọc máu sử dụng trong trường hợp này nhằm mục đích loại bỏ các chất gây viêm, các tạp chất hoặc các chất lạ trong trường hợp ngộ độc, tăng triglycerid…
  • Bản thân người bình thường muốn thực hiện quy trình lọc máu như một phương pháp tăng cường sức khỏe. Tuy vậy, để quyết định lọc máu có phù hợp hay không vẫn cần phải kiểm tra sức khoẻ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong trường hợp cấp cứu, lọc máu có thể được chỉ định nhằm loại bỏ các chất độc, cân bằng nước, điện giải và kiềm toan trong máu.
Người bình thường có nên lọc máu không? Những điều cần lưu ý khi lọc máu 3
Người bình thường có nên lọc máu không

Những điều cần lưu ý khi lọc máu

Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi lọc máu, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Hiện nay, có rất nhiều phương pháp lọc máu, để lựa chọn được phương pháp phù hợp, các bác sĩ sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác như như tình trạng sức khoẻ của người bệnh, trang thiết bị y tế, mức tài chính của người bệnh.
  • Lọc máu là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp có suy giảm chức năng thận. Tuy vậy, hiệu quả của phương pháp lọc máu mang đến không thể tốt bằng thận khỏe mạnh.
  • Người bệnh sau lọc máu cần kết hợp giữa lọc máu và sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân.
  • Ngay sau khi lọc máu, người bệnh vẫn có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động thường ngày song càn nghiêm túc tuân thủ theo đúng lịch lọc máu định kỳ đã được đặt ra trước đó bởi bác sĩ điều trị.
  • Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có lượng chất thải nhiều hơn so với bình thường. Đây chính là lý do mà người bệnh cần phải lọc máu nhiều hơn. Với những trường hợp chị em được ghép thận thì vẫn có khả năng sinh sản.
  • Lọc máu cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đồng thời đội ngũ bác sĩ cần đảm bảo giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn.
  • Ngoài ra, để mang lại hiệu quả cao khi lọc máu, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình lọc máu.
Người bình thường có nên lọc máu không? Những điều cần lưu ý khi lọc máu 4
Bác sĩ giải thích cho người bệnh những điều cần lưu ý khi lọc máu

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh phương pháp lọc máu mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp lọc máu, các phương pháp lọc máu phổ biến, nắm được những lưu ý khi lọc máu và đặc biệt là giải đáp được thắc mắc người bình thường có nên lọc máu không. Cảm ơn bạn đã dành thời gian dõi theo bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin