Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lọc màng bụng hay còn được gọi với tên gọi khác là thẩm phân phúc mạc. Đây là phương pháp điều trị thay thế thận, được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bị suy thận. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Dù không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện phương pháp lọc màng bụng và còn một số điểm hạn chế song kỹ thuật này vẫn mang đến cho người bệnh suy thận mạn nhiều lợi ích. Vậy có bao nhiêu phương pháp lọc màng bụng? Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này ra sao? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời nhé.
Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh để làm màng lọc thay thế cho thận đã bị suy yếu. Phương pháp này giúp người bệnh suy thận, sỏi thận lọc chất chuyển hóa và nước điện giải khỏi cơ thể từ đó đảm bảo cân bằng nội mô.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, diện tích màng bụng gần bằng diện tích của cơ thể. Khoang ổ bụng chứa khoảng 100ml dịch sinh lý và có khả năng chứa lên đến 2 lít dịch lọc mang bụng mà không khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh.
Màng bụng được dùng như một tấm màng bán thấm ngăn cách giữa hai khoang, trong đó một khoang chứa các mao mạch quanh màng bụng và một khoang chứa dịch. Trong quá trình lọc, màng bụng lưu trong khoang bụng, quá trình khuếch tán và siêu lọc sẽ diễn ra đồng thời cùng quá trình hấp thu.
Quá trình khuếch tán là hiện tượng các chất hòa tan đi từ nơi có nồng độ cao như creatinin, ure và kali… qua màng bụng hay còn gọi là màng bán thấm, đến khoang chứa dịch lọc. Sự chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa mạch máu và dịch lọc sẽ giúp nước thẩm thấu từ khoang máu sang khoang dịch lọc từ đó loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể.
Hiện nay có 3 phương pháp lọc màng bụng được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện bao gồm:
Ở phương pháp lọc màng bụng cấp, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống thông tạm thời vào khoang bụng của người bệnh. Trung bình, cứ 2 lít dịch lọc được đưa vào khoang màng bụng sau 2 giờ dịch được tháo ra sau đó tiếp tục đưa 2 lít dịch lọc mới vào. Bác sĩ sẽ thực hiện liên tục việc này cho đến khi tình trạng rối loạn điện giải của người bệnh được cải thiện, nội mô được cân bằng và chức năng thận được hồi phục.
Phương pháp này được thực hiện khi người bệnh chống chỉ định với thận nhân tạo hoặc không có thận nhân tạo. Lọc màng bụng cấp được chỉ định trong các trường hợp suy thận cấp tính hoặc suy thận mạn tiến triển nặng, pH máu từ 7,2 mmol trở lên, kali máu từ 6,5 mmol/l, ure máu từ 30mmol/l, quá tải thể tích tuần hoàn đe dọa phù phổi cấp…
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ luồn một ống thông catheter tenckhoff có 2 nút chặn cố định qua một đường dưới da thành bụng vào khoang bụng đến vị trí sát túi cùng Douglas.
Khi lọc màng bụng liên tục ngoại trú, dịch lọc luôn có mặt trong khoang bụng của người bệnh. Trong 1 ngày, các bác sĩ sẽ thay dịch 4 lần. Quá trình thay và tháo dịch được tiến hành bằng tay và có thể được thực hiện tại nhà. Quá trình này diễn ra theo 3 giai đoạn:
Với phương pháp lọc màng bụng tự động, các bác sĩ sẽ tiến hành thiết lập một ống thông để trao đổi lịch. Phương pháp lọc màng bụng được chia thành:
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hiểu được kỹ thuật lọc màng bụng và các phương pháp lọc màng bụng rồi phải không? Vậy bạn có biết phương pháp này chỉ định trong trường hợp nào và chống chỉ định trong trường hợp nào chưa?
Lọc màng bụng được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:
Lọc màng bụng chống chỉ định trong các trường hợp:
Sau khi thực hiện phương pháp lọc màng bụng, người bệnh có thể phải đối mặt với một số nguy cơ sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề lọc màng bụng cho người bệnh suy thận. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật này. Chúc bạn sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và bình an.
Xem thêm: