Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người đã tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không?

Ngày 13/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm gan B là một bệnh lý phổ biến có sự ảnh hưởng lớn, đe dọa đến sức khỏe cũng như mạng sống. Hiện nay, đã có vắc xin giúp phòng bệnh viêm gan B, điều này giúp làm giảm tần suất mắc bệnh hiệu quả. Vậy người đã tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không?

Tuy nhiên cũng có những nghi ngờ được đặt ra xoay quanh việc tiêm phòng như tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không? Vậy thực hư về vắc xin viêm gan B và hiệu quả của nó như thế nào, mời bạn đọc bài viết bên dưới.

Tổng quan về viêm gan B và vắc xin viêm gan B

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là một căn bệnh nhiễm trùng gan phổ biến và đáng lo ngại. Đặc biệt nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư gan. Căn bệnh này xuất phát từ virus viêm gan B (HBV), gây tổn thương nghiêm trọng đến gan. HBV có thể lây truyền bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm tiếp xúc với máu, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung hoặc tái sử dụng kim tiêm, và có thể được truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang thai nhi trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh.

Mặc dù phần lớn bệnh nhân nhiễm viêm gan B có khả năng loại bỏ virus thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhưng cũng có một số trường hợp vi khuẩn này có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài, tạo nên tình trạng được gọi là viêm gan B mạn tính. Tình trạng này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến gan, bao gồm xơ gan, tăng nguy cơ mắc ung thư gan và nguy cơ tử vong.

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm

Vắc xin viêm gan B

Các liều vắc xin viêm gan B thường được tiêm trong chuỗi từ 2 đến 4 liều. Ở trẻ sơ sinh, việc tiêm liều đầu tiên của vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh là rất quan trọng, thường sẽ hoàn thành chuỗi tiêm trong khoảng thời gian từ 6 - 18 tháng tuổi. Liều đầu tiên ngay sau khi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh viêm gan B mạn tính ở trẻ sơ sinh và cũng giúp ngăn chặn sự lây lan của virus gây viêm gan B.

Tất cả mọi người ở độ tuổi 59 tuổi trở xuống đều nên tiêm vắc-xin nếu chưa được tiêm trước đó. Việc tiêm vắc xin viêm gan B được khuyến nghị cho người lớn từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao tiếp xúc với virus viêm gan B và trước đó chưa được tiêm vắc xin.Cũng có thể tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn từ 60 tuổi trở lên không có nguy cơ cao và chưa được tiêm trước đó.

Vắc xin viêm gan B có thể được tiêm độc lập hoặc kết hợp vào một loại vắc xin kết hợp (loại vắc xin kết hợp nhiều loại vắc xin vào một mũi tiêm). Điều này giúp tối ưu hóa và tiết kiệm thời gian khi tiêm vắc xin.

Tại sao bạn cần tiêm vắc xin viêm gan B?

Viêm gan B là một bệnh ảnh hưởng đến gan, có thể gây ra bệnh nhẹ kéo dài vài tuần, hoặc dẫn đến bệnh nặng kéo dài suốt đời. Viêm gan B mãn tính là một bệnh kéo dài trong thời gian dài và xảy ra khi virus viêm gan B vẫn còn tồn tại trong cơ thể của người bệnh. Hầu hết những người tiếp tục phát triển bệnh viêm gan B mãn tính không có triệu chứng, nhưng đây vẫn là một căn bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong. Người bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính có thể lây truyền bệnh cho người khác, ngay cả khi họ không có triệu chứng hoặc không có dấu hiệu bệnh.

Viêm gan B có thể lây từ người có virus sang người khỏe mạnh thông qua nhiều con đường khác nhau. Do đó, khả năng lây lan và nhiễm viêm gan B tiềm ẩn khi tiếp xúc với các đối tượng không biểu hiện triệu chứng là có thể xảy ra.

Việc tiêm vắc xin viêm gan B sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B. Khi đã tiêm vắc xin, người đó sẽ có miễn dịch vững mạnh và duy trì khả năng đề kháng, giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B cấp tính và bệnh viêm gan B mãn tính. Vậy người đã tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không?

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cần thiết
Tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không?

Người đã tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không?

Mặc dù việc tiêm vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi việc mắc bệnh viêm gan B, nhưng không phải là một biện pháp tuyệt đối. Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi Người đã tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không là có. Điều này bởi vì vắc xin không đảm bảo 100% hiệu quả, mà chỉ có khả năng bảo vệ khoảng từ 95% đến 97%. Hơn nữa, hiệu quả bảo vệ của vắc xin chỉ kéo dài trong khoảng từ 10 đến 15 năm, phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Chính vì lý do này, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm lại vắc xin phòng viêm gan B sau 5 đến 10 năm kể từ lần chủng ngừa đầy đủ trước đó.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khiến việc tiêm chủng không đạt hiệu quả, như khi vắc xin không đảm bảo chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng. Ngoài ra, quy trình tiêm chủng cũng phải tuân thủ đúng yêu cầu của Bộ Y tế và người được tiêm phòng cũng cần đảm bảo rằng họ đã nhận đủ số liều vắc xin, tiêm đúng lịch trình, và tuân thủ các khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Để phòng tránh viêm gan B, có một số điều quan trọng cần ghi nhớ:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B đầy đủ: Đây là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B. Việc tiêm đúng liều và đúng lịch trình rất quan trọng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Bao cao su là biện pháp bảo vệ hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của virus viêm gan B thông qua quan hệ tình dục.
  • Ăn uống và tập luyện thể dục đầy đủ: Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và việc vận động thể thao thường xuyên giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ.
  • Che chắn và vệ sinh sạch sẽ các vết thương hở: Đối với các vết thương hở, việc che chắn và bảo vệ khỏi vi khuẩn là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ vết thương giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Không dùng chung các dụng cụ cá nhân: Không nên chia sẻ dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, khuyên tai, hoặc các dụng cụ cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh.
  • Không mớm cơm cho trẻ nhỏ: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua nước bọt, do đó tránh mớm cơm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không dùng chung kim tiêm và dụng cụ tiêm: Việc sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ xỏ lỗ tai, dụng cụ xăm mình, hoặc các dụng cụ tiêm chích khác có thể dẫn đến lây nhiễm virus viêm gan B.
Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ nhiễm viêm gan B
Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ nhiễm viêm gan B

Một số đối tượng sau đây cũng nên sàng lọc viêm gan B để đảm bảo sức khỏe:

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai.
  • Những người sinh ở quốc gia mà viêm gan B là bệnh lý phổ biến.
  • Người có người thân, sống chung hay quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B.
  • Người nhiễm HIV dương tính.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người quan hệ đồng giới nam.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã có được đáp án để giải đáp cho thắc mắc tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây nữa không của mình. Tiêm phòng viêm gan B là rất quan trọng, vì vậy hãy thực hiện để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm