Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ai cũng biết rằng bệnh thủy đậu thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ nhưng liệu người lớn có bị thủy đậu hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch thông qua đường hô hấp bởi khi người bệnh thở mạnh, ho, hắt hơi hoặc lây gián tiếp qua quần áo, chăn, màn, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh. Nếu như trước đây, bệnh thủy đậu chủ yếu chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ thì nay nó có chiều hướng gia tăng cả ở những người lớn tuổi. Điều này thực sự là một vấn đề đáng lo ngại vì thủy đậu ở người lớn dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn nhiều.
Tương tự như ở trẻ em, bệnh thủy đậu ở người lớn cũng bắt đầu bằng các biểu hiện như bị sốt nhẹ hoặc sốt cao (39 - 40oC) kèm theo viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi). Tiếp theo, các nốt phát ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi.
Nốt thủy đậu có nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh (một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm), mọc không tuần tự. Ở các vị trí như niêm mạc vòm miệng, niêm mạc âm đạo (phụ nữ) cũng có thể có các nốt thủy đậu xuất hiện. Kèm theo các nốt mụn thủy đậu là cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu.
Ngoài ra, nhiều người còn nổi hạch ngoại biên (hạch nách, hạch bẹn, cổ...) nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi trở về bình thường.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu có thể kể đến như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Đặc biệt, biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da do ngứa, người bệnh gãi nhiều làm vỡ các nốt mụn, rất dễ lây lan ra các vùng da khác và khiến da bị nhiễm trùng mưng mủ, lở loét, cuối cùng để lại sẹo, rất khó coi. Ngoài ra, trong một số trường hợp thủy đậu ở người lớn có biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.
Hiện nay, bệnh chưa có thuốc chữa đặc hiệu, vì vậy chủ yếu là chúng ta đi điều trị các dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Cụ thể, để chữa ngứa da, bạn có thể tắm, chườm lạnh, mặc quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng. Để tránh bội nhiễm, bạn có thể dùng các thuốc ức chế sự phát triển của virút thủy đậu (Varicella Zonster). Tuy nhiên, dùng loại thuốc gì, liều lượng ra sao phải có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Khi nốt thủy đậu vỡ ra, có thể dùng tăm bông nhúng vào nước oxy già hoặc dung dịch xanh metylen chấm vào, sau đó dùng bông vô trùng thấm khô (bông này sau khi dùng xong cho vào túi ni lông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh tránh lây lan). Ngoài ra, trong thời gian mang bệnh, bạn cần ăn uống đủ chất, tích cực tiêu thụ nhiều trái cây giàu vitamin C và rau xanh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng đẩy lùi vi rus ra khỏi cơ thể.
Hường
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.