Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo nghiên cứu, người mắc ung thư có tỉ lệ mắc zona và gặp phải các biến chứng kèm theo cao hơn. Tiêm vắc xin zona thần kinh chính là giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh cần thiết hay không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hệ thống miễn dịch bị suy giảm khi cơ thể mắc bệnh ung thư và điều trị ung thư, do đó, người bệnh ung thư khó có thể chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng. Chính vì thế, người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.
Zona thần kinh, hay bệnh giời leo, Herpes Zoster, có biểu hiện đặc trưng là phát ban kèm đau rát da ở một bên mặt hoặc ở một bên cơ thể. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra, đồng thời cũng gây nên bệnh thủy đậu. Virus này hoạt động trở lại ngay trong cơ thể người đã từng mắc thủy đậu dù đã hết các triệu chứng.
Bất cứ ai cũng có khả năng mắc zona thần kinh và đặc biệt là những người từng bị thủy đậu. Zona thần kinh có tỉ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi, trên 50 tuổi là độ tuổi hay gặp nhất.
Những trường hợp đặc biệt có nguy cơ mắc cao hơn, bao gồm:
Đối với những người mắc bệnh ung thư, bệnh zona sẽ không làm trầm trọng thêm các triệu chứng ung thư đã có. Tuy nhiên, bệnh zona có thể gây ra các triệu chứng khó chịu có thể ảnh hưởng thêm đến chất lượng cuộc sống của người mắc ung thư.
Trong một nghiên cứu năm 2019 trên 240.000 người, những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn 40% so với những người không mắc bệnh ung thư. Khi so sánh với dân số nói chung, những người mắc bệnh ung thư có khả năng mắc bệnh zona cao gấp hai đến bốn lần.
Những người mắc bệnh ung thư và đang điều trị bệnh có nguy cơ mắc bệnh zona và các biến chứng cao hơn. Nghiên cứu năm 2021 cho thấy nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn ở những bệnh nhân ung thư liên quan đến:
Cả bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả hóa trị, đều ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Các biến chứng của bệnh zona cũng có thể làm chậm quá trình điều trị hóa trị, vì vậy người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh là cần thiết.
Hiện nay, loại vắc xin zona thần kinh phổ biến là Shingrix. Shingrix được sản xuất theo phương pháp tái tổ hợp gen - thành phần cấu tạo nên virus gây bệnh. Vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus. Liệu trình tiêm Shingrix có hai liều. Sau liều đầu khoảng 2 - 6 tháng, liều kế tiếp sẽ được tiêm.
Sau tiêm, người bệnh gặp các phản ứng nhẹ như: Sưng, đỏ và ngứa ở chỗ tiêm, sẽ hết sau một vài ngày. Các tác dụng phụ khác bao gồm ớn lạnh, mệt, đau đầu, buồn nôn.
Không một loại vắc xin nào giúp phòng ngừa bệnh tật hay có hiệu quả 100%. Vắc xin Shingrix có hiệu quả hơn 90% trong việc phòng ngừa bệnh zona và các biến chứng tương tự. Tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại virus gây ra zona thần kinh của Shingrix có khả năng duy trì trong 5 - 7 năm.
Một loại vắc xin khác là Zostavax. Zostavax là vắc xin được sản xuất từ chính virus sống làm giảm độc lực. Zostavax hiện không còn được sử dụng tại Mỹ. Một số quốc gia trên thế giới có thể vẫn dùng loại vắc xin này.
Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, vắc xin Shingrix được cho phép và khuyến nghị tiêm, dù họ đã từng bị zona hay chưa. Những người đã từng tiêm vắc xin Zostavax hoặc không rõ mình đã từng bị thuỷ đậu hay chưa cũng có thể tiêm vắc xin Shingrix. Những người từ 19 tuổi trở lên có tình trạng miễn dịch giảm sút do bệnh tật hoặc thuốc men, người bệnh HIV/AIDS, ung thư cũng được khuyến nghị tiêm Shingrix.
Người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh có an toàn không? Vắc xin Shingrix tái tổ hợp vừa an toàn vừa hiệu quả đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả bệnh nhân ung thư. Trong các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ được báo cáo ở những người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm vắc xin zona không nặng hơn các tác dụng phụ trong thử nghiệm dùng giả dược.
Vắc xin zona có thể tiêm cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyên rằng việc tiêm liều vắc xin đầu tiên trong vòng 8 - 30 ngày trước khi bắt đầu hóa trị sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Trường hợp này bệnh nhân cần gặp bác sĩ để xác định phương án tốt nhất cho tình trạng cụ thể của bệnh.
Trong khi đang hóa trị, việc thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh zona là đặc biệt quan trọng. Người bệnh có thể:
Tóm lại, người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh là cần thiết, nhất là những bệnh nhân đang trải qua hóa trị. Shingrix là vắc xin phòng zona an toàn và hiệu quả bệnh nhân ung thư, giúp giảm khả năng mắc bệnh cũng như các biến chứng đi kèm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn những thông tin về vấn đề người mắc ung thư tiêm vắc xin zona thần kinh mà bạn đang tìm kiếm. Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh zona thần kinh, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư, giúp giảm nguy cơ tái phát virus và các biến chứng nghiêm trọng như đau sau zona. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị uy tín, chuyên cung cấp các loại vắc xin chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, trung tâm cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.