Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân dẫn tới bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở người lớn

Ngày 27/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng máu bị thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có trách nhiệm mang oxy đến các mô, cơ quan trong cơ thể. 1. Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng máu bị thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có trách nhiệm mang oxy đến các mô, cơ quan trong cơ thể.

1. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Bên cạnh thiếu máu lên não, bệnh thiếu máu do thiếu sắt là chứng thiếu máu phổ biến hàng đầu. Việc thiếu sắt là nguyên nhân khiến cơ thể không sản xuất được đủ hemoglobin (một phần quan trọng trong các tế bào hồng cầu, giúp máu trao đổi oxy) dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, yếu đuối, làn da nhợt nhạt.

Thiếu sắt là nguyên nhân khiến cơ thể không sản xuất được đủ hemoglobin

2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở người lớn

Thông thường, cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm hoặc sắt tái chế từ các tế bào hồng cầu cũ để sản xuất hemoglobin. Nếu bạn không bổ sung đủ, hoặc đang mất đi quá nhiều sắt vì một lý do nào đó sẽ khiến cơ thể không thể sản xuất đủ hồng cầu, và bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ dần dần phát triển.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt

Các lý do gây nên hiện tượng này bao gồm:

Mất máu: Mất máu là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu do thiếu sắt ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Phụ nữ với thời gian kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu thoát ra nhiều có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao. Ngoài ra, bệnh mất máu mãn tính trong cơ thể – chẳng hạn như từ vết loét dạ dày tá tràng, một khối u thận hay bàng quang, ung thư đại trực tràng, hoặc u xơ tử cung – đều có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt. Riêng xuất huyết tiêu hóa có thể do thường xuyên sử dụng aspirin hay các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs). Bạn cần báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy có máu trong nước tiểu hoặc phân.

Thiếu sắt trong chế độ ăn uống: Nguồn bổ sung sắt chủ yếu cho cơ thể là từ thực phẩm. Nếu bạn ăn các món chứa chất sắt quá ít, theo thời gian cơ thể có thể bị thiếu sắt và kéo theo thiếu máu. Các loại thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt đỏ, trứng, các sản phẩm sữa hoặc các loại rau có chất sắt.

Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đậu, các loại rau, trứng, sữa

Cơ thể không có khả năng hấp thụ sắt: Sắt từ thức ăn được hấp thu vào máu thông qua ruột non. Các chứng rối loạn đường ruột, như bệnh Crohn, bệnh Celiac sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, có thể dẫn đến thiếu sắt. Nếu một phần ruột non đã bị cắt bỏ hay hoặc phẫu thuật thì khả năng hấp thụ sắt và chất dinh dưỡng cũng bị giảm mạnh. Đồng thời, một số loại thuốc có thể cản trở hấp thu sắt. Ví dụ, nếu thường xuyên sử dụng các thuốc giảm acid dạ dày sẽ rất dễ mắc bệnh thiếu máu. Cơ thể cần có acid dạ dày để chuyển sắt trong thực phẩm thành dạng đơn giản có thể được hấp thụ bởi ruột non.

Mang thai: Phụ nữ mang thai cần gấp đôi nhu cầu sắt ở phụ nữ thông thường. Nếu không bổ sung đầy đủ rất dễ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bé cần rất nhiều sắt để phát triển các tế bào hồng cầu, mạch máu và cơ bắp.

Trên đây là những lý do thường gặp dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt ở người lớn, bạn cần chú ý để phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe một cách toàn diện.

Phong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm