Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, từ chế độ ăn uống không hợp lý đến các bệnh lý mãn tính. Khi biết những nguyên nhân này, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh thiếu máu.
Theo thống kê, tỷ lệ người dân mắc bệnh thiếu máu ở Việt Nam khá cao, khoảng 20 - 39.9% tuỳ địa bàn dân cư. Có khoảng gần 20% trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu dinh dưỡng. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây thiếu máu có thể góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa bệnh.
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu hoặc các tế bào hồng cầu trong máu bị phá hủy quá nhanh. Điều này dẫn đến việc giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu điển hình của bệnh. Có nhiều nguyên nhân bị thiếu máu, trong đó phổ biến nhất thường là:
Thiếu máu do thiếu sắt được đánh giá là trường hợp phổ biến nhất của bệnh thiếu máu. Khi cơ thể thiếu sắt, khả năng sản xuất hồng cầu sẽ giảm sút. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 và axit folic cũng là nguyên nhân gây thiếu máu. Các vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Chế độ ăn kiêng hà khắc, ăn chay trường, người cao tuổi hấp thu kém dễ dẫn đến tình trạng thiếu các vitamin này.
Mất máu cấp tính do chấn thương, phẫu thuật, tai nạn là một nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Bên cạnh đó, mất máu mãn tính do các bệnh lý như loét dạ dày tá tràng, ung thư đường tiêu hóa, rong kinh, bệnh trĩ cũng làm giảm lượng hồng cầu trong cơ thể.
Các bệnh lý liên quan đến tủy xương, hồng cầu và các bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân gây thiếu máu. Suy tủy, ung thư tủy làm giảm khả năng sản xuất hồng cầu của cơ thể. Các bệnh lý về hồng cầu như tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình lưỡi liềm dẫn đến sự phá hủy hồng cầu quá nhanh. Bệnh thận mãn tính, bệnh gan mãn tính, các bệnh nhiễm trùng mãn tính cũng có thể gây thiếu máu.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân thiếu máu khác như:
Thiếu máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi biết mình gặp tình trạng này. Có thể kể đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn của thiếu máu như:
Khi thiếu máu, tim phải làm việc cật lực để có thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy tim. Tim bị quá tải sẽ dẫn đến phì đại, suy yếu và không còn bơm đủ máu nuôi cơ thể. Điều này gây ra các triệu chứng như khó thở, phù chân, mệt mỏi và có thể đe dọa tính mạng.
Thiếu máu kéo dài có thể gây tổn thương thận. Khi thiếu máu, thận phải làm việc quá sức để lọc máu và loại bỏ chất thải, dẫn đến tổn thương các tế bào thận. Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thiếu máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào miễn dịch, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ốm bệnh.
Thiếu máu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ bị thiếu máu thường còi cọc, chậm lớn, kém ăn, dễ mắc bệnh và khả năng học tập giảm sút. Thiếu máu kéo dài có thể gây tổn thương não vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
Thiếu máu nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy đa tạng, trụy tim mạch và tử vong. Đặc biệt, ở những người bệnh nền hoặc người cao tuổi, thiếu máu có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có và tăng nguy cơ tử vong.
Thiếu máu gây mệt mỏi, khó thở, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày. Người bệnh thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc, học tập. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.
Qua những nguyên nhân thiếu máu được nhắc đến trên đây, ta có những cách phòng ngừa bệnh thiếu máu như sau:
Trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình, bạn nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, rau xanh đậm màu (rau bina, cải xoăn), trái cây sấy khô (mơ, nho khô).
Để cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả, bạn nên ăn các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi... rất giàu vitamin C. Axit folic (vitamin B9) và vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Vì vậy bạn cũng nên tích cực ăn các loại thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 như rau lá xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, thịt đỏ, cá... Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống thuốc bổ sung sắt, axit folic hoặc vitamin B12.
Thiếu máu không chỉ đơn thuần là tình trạng thiếu hồng cầu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, việc xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ gây thiếu máu là vô cùng quan trọng.
Nếu thiếu máu do một bệnh lý nào đó gây ra, việc điều trị bệnh nền là cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng thiếu máu. Ví dụ, nếu thiếu máu do xuất huyết dạ dày, việc cầm máu và điều trị bệnh dạ dày sẽ giúp tăng lượng hồng cầu. Tương tự, nếu thiếu máu do suy tủy, việc điều trị bệnh lý tủy sẽ kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu trở lại.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tim mạch và tăng cường sản xuất hồng cầu. Còn việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể tăng cường sản xuất hồng cầu, phục hồi năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch.
Các bạn còn đi học hay đi làm thường bị stress kéo dài nên có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có thiếu máu. Vì thế bạn hãy tìm những cách thư giãn phù hợp như thiền, yoga, nghe nhạc để giảm căng thẳng. Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng là việc nên làm vì chúng làm giảm khả năng hấp thu sắt và gây tổn thương các tế bào máu.
Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi nhận thấy các biểu hiện thiếu máu bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm máu) để xác định nguyên nhân thiếu máu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Từ đó, bác sĩ sẽ có căn cứ để tư vấn cho bạn các điều trị thiếu máu trong từng trường hợp cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.