Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu máu gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh về mọi mặt. Bài viết này của Long Châu sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu thiếu máu dễ nhận biết cũng như giúp bạn biết nên làm gì khi có triệu chứng thiếu máu.
Bạn có thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao và khó thở? Đó có thể là những dấu hiệu bệnh thiếu máu điển hình nhất. Ngoài những dấu hiệu bệnh thiếu máu này còn triệu chứng nào dễ nhận biết nữa không? Nếu chưa biết làm sao biết mình bị thiếu máu và khi bị thiếu máu nên làm gì thì đây chính là những thông tin bạn không nên bỏ qua!
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu hoặc hồng cầu bị phá hủy quá nhanh. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thiếu máu điển hình mà bạn nên lưu ý:
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của thiếu máu. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ. Khả năng vận động giảm sút, dễ bị kiệt sức sau khi hoạt động nhẹ.
Da của người bị thiếu máu thường có màu xanh xao do thiếu hồng cầu. Niêm mạc mắt, lòng bàn tay, lòng bàn chân cũng trở nên nhợt nhạt. Ngoài ra, móng tay và tóc cũng bị ảnh hưởng, móng tay trở nên giòn, dễ gãy, tóc khô và rụng nhiều.
Thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ. Người bệnh thường cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên đột ngột. Đau đầu cũng là một triệu chứng thường gặp, cảm giác đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Khả năng tập trung, ghi nhớ giảm sút, gây khó khăn trong công việc và học tập. Rối loạn giấc ngủ cũng là một dấu hiệu đáng chú ý, người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
Các triệu chứng của thiếu máu rất đa dạng và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình có một hoặc nhiều triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu và phân độ thiếu máu sẽ phản ánh mức độ nguy hiểm và nguy cơ biến chứng của căn bệnh này.
Các dấu hiệu thiếu máu, nếu không được chú ý và điều trị kịp thời, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Mức độ nguy hiểm của từng dấu hiệu sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu máu và thời gian kéo dài.
Ngoài những ảnh hưởng trên đây, người bị thiếu máu còn có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
Thiếu máu làm giảm lượng oxy cung cấp đến các mô, bao gồm cả thận. Điều này gây ra tình trạng thiếu oxy tại thận, làm tổn thương các tế bào thận và giảm chức năng lọc máu. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu máu, thận sẽ tăng sản xuất EPO để kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Tuy nhiên, việc sản xuất EPO quá mức trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Ngoài ra, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như tế bào lympho T. Khi cơ thể thiếu sắt, quá trình này bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.
Thiếu máu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thiếu máu có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng học tập.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng như suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết nặng,... thiếu máu có thể dẫn đến tử vong.
Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ thiếu máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu bị mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, khó thở, bạn nên chủ động ghi lại các triệu chứng, tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng để báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm máu) để xác định nguyên nhân gây thiếu máu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần uống thuốc đúng liều, đúng thời gian.
Tìm hiểu bị thiếu máu ăn gì là vô cùng cần thiết. Trong chế độ ăn uống bạn nên bổ sung thực phẩm giàu sắt như: Thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, rau xanh đậm màu (rau bina, cải xoăn), trái cây sấy khô (mơ, nho khô). Bổ sung vitamin C từ loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi,... sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Axit folic và vitamin B12 là hai vitamin rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung axit folic và vitamin B12 từ các loại thực phẩm như rau lá xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, thịt đỏ, cá,...
Điều chỉnh lối sống cũng là việc bạn nên làm. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sản xuất hormone tăng trưởng, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, bao gồm cả các tế bào hồng cầu.
Bệnh thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu thiếu máu sớm của bệnh, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Hãy luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh thiếu máu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.