Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chạy bộ là bộ môn thể thao đơn giản và dễ thực hiện tuy nhiên đối với những bạn vừa mới bắt đầu vào việc luyện tập có không ít những chấn thương không mong muốn trong đó có chấn thương đau lòng bàn chân.
Việc chạy bộ được đánh giá rất cao khi hiện nay có rất nhiều người tham gia bộ môn này. Những tác dụng tích cực mà bộ môn chạy bộ đem lại hiện nay đã không còn ai chối cãi trong đó có: Chạy bộ giúp duy trì sức khỏe tim mạch, cải thiện cân nặng và vóc dáng, chạy bộ thường xuyên giúp ngủ ngon hơn… Tuy nhiên, bất kì một môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra chấn thương mà chạy bộ cũng vậy. Một số chấn thương có thể xảy ra ở bộ môn chạy bộ được kể đến như: Chạy bộ bị đau bụng, đau ống chân khi chạy bộ, đau mắt cá chân và đặc biệt là đau lòng bàn chân.
Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều cơ, huyệt đạo và vô số các dây thần kinh khác. Chúng có liên quan chặt chẽ đến các cơ quan nội tạng và các mạch máu cũng như các điểm huyệt vị của cơ thể. Lòng bàn chân được ví như trái tim thứ hai của con người. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra cơn đau sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như điều trị tình trạng này hiệu quả.
Đau lòng bàn chân khi chạy bộ luôn khiến người mắc phải lo lắng tuy nhiên tình trạng này khá phổ biến sau khi bạn chạy bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngay cả khi bạn sở hữu một đôi giày tốt cũng không thể giúp bạn tránh khỏi các cơn đau trong khi bạn chạy với cường độ cao liên tục. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến lòng bàn chân của bạn đau khi chạy bộ:
Nếu việc đau lòng bàn chân của bạn xảy ra thỉnh thoảng, cơn đau chỉ xảy ra thoáng qua, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau:
Việc nghỉ ngơi là một biện pháp tốt nhất giúp cho lòng bàn chân của bạn có thời gian hồi phục. Thời gian nghỉ ngơi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nhức. Nghỉ ngơi có nghĩa là bạn phải tránh đứng quá lâu và tạm ngưng việc chạy bộ cho đến khi lòng bàn chân hồi phục hẳn.
Nếu lòng bàn chân bị đau và chân bạn bị sưng, hãy cố gắng giữ chân ở cao hơn vùng chậu để tăng lưu lượng máu. Điều này sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu do cơn đau mang lại.
Bạn có thể chuẩn bị một túi nước đá trong một chiếc khăn hoặc chiếc vớ. Điều này không chỉ giúp giảm đau lòng bàn chân mà còn ngăn ngừa và giảm sưng rất hiệu quả.
Việc ngâm lòng bàn chân với một chút muối hoặc tinh dầu có thể giúp làm ấm lòng bàn chân hiệu quả. Thời gian mỗi lần ngâm lòng bàn chân nên kéo dài ít nhất 10 phút để đem lại kết quả tốt nhất nhé!
Việc bạn thường xuyên nâng niu, mát – xa lòng bàn chân còn giúp cho bàn chân giảm căng thẳng, thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu cũng như giúp hạn chế việc đau lòng bàn chân khi chạy bộ hiệu quả.
Chạy bộ thường xuyên giúp bạn xây dựng thói quen rất tốt nhằm bảo vệ sức khỏe. Khi bạn chạy bộ thường xuyên, đó cũng là dấu hiệu nhận biết tình trạng sức khỏe của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng sau này. Tuy nhiên, để việc chạy bộ diễn ra thuận lợi và ít gây ra chấn thương không mong muốn, việc trang bị những kiến thức về cách phòng ngừa tình trạng đau lòng bàn chân khi chạy bộ là rất quan trọng.
Việc khởi động thật kỹ trước khi chạy bộ được đánh giá rất quan trọng. Khi khởi động đúng cách, giúp cả thể chất lẫn tinh thần người tham gia chạy bộ được sẵn sàng, từ đó giảm thiểu được những chấn thương không đáng có. Khi khởi động, nhịp tim được “báo hiệu” sẽ tăng dần từ từ lên hạn chế tình trạng tim đột ngột đập nhanh.
Tất cả các nhãn hàng giày đều có những thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng sử dụng với mục đích chạy bộ. Bạn không thể mang một đôi giày thời trang cho việc chạy bộ để bảo vệ đôi chân cũng như lòng bàn chân đúng cách được. Do đó, việc “tự thưởng” cho bản thân một đôi giày chạy bộ hợp với cỡ chân cũng là biện pháp giúp hạn chế những chấn thương không đáng có.
Tất cả những tế bào trên cơ thể đều có những lúc mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi khi có dấu hiệu lòng bàn chân mệt mỏi khi chạy bộ là quyết định đúng đắn giúp hạn chế nguy cơ vận động quá sức. Sau khi nghỉ ngơi, bạn có thể hoàn thành tiếp mục tiêu của buổi tập hôm đó một cách chất lượng nhất.
Việc chạy với vận tốc và đoạn đường vừa sức góp phần nâng cao thể lực một cách từ từ. Hạn chế sự “quá tải” mà bạn đặt ra cho lòng bàn chân vì điều đó có thể gây ra những chấn thương chân nói chung và chấn thương lòng bàn chân nói riêng.
Chạy bộ mang lại lợi ích rất lớn đối với sức khỏe và bộ môn này có thể thích hợp với mọi đối tượng. Việc đau lòng bàn chân khi chạy bộ có thể do chấn thương không đáng có cho việc bạn chạy bộ chưa đúng cách. Tuy nhiên, đau lòng bàn chân chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu việc đau lòng bàn chân diễn ra trầm trọng hơn, không có dấu hiệu giảm, cơn đau lòng bàn chân ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại hằng ngày… bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân để được điều trị kịp thời nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.