Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương khớp gối khá phổ biến trong các hoạt động thể thao, sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Vậy có các kiểu chấn thương khớp gối nào và điều trị ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm câu trả lời.
Chấn thương đầu gối là một trong những vấn đề phổ biến đặc biệt đối với những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, lao động nặng nhọc hoặc gặp tai nạn sinh hoạt. Các dạng chấn thương đầu gối có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các chấn thương khớp gối.
Dây chằng chéo trước (ACL) có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định khớp gối, ngăn mâm chày trượt ra trước và bàn chân xoay vào trong. Tổn thương ACL thường xảy ra do nhảy sai tư thế, xoay người đột ngột khi bàn chân cố định.
Phân loại tổn thương ACL:
Triệu chứng tổn thương ACL:
Tổn thương ACL không được điều trị kịp thời có thể gây rách sụn chêm, thoái hóa khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và chất lượng cuộc sống. Việc chẩn đoán và điều trị tổn thương ACL sớm sẽ giúp bảo vệ khớp gối và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Dây chằng chéo sau (PCL) có nhiệm vụ giữ mâm chày không trượt ra phía sau và xoay ra ngoài. Tổn thương PCL có thể xảy ra đơn thuần (38%) hoặc kết hợp với các tổn thương khác trong khớp gối (56%).
Triệu chứng tổn thương dây chằng chéo sau biểu hiện như sau:
Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương PCL có thể gây tổn thương sụn chêm thứ phát và thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lâm sàng thường nhẹ hơn so với tổn thương dây chằng chéo trước (ACL).
Tổn thương dây chằng bên trong thường xảy ra do cơ chế vặn xoắn, gây tổn thương một phần hoặc hoàn toàn dây chằng, thậm chí bong điểm bám ở đùi hoặc chày.
Triệu chứng thường gặp là đau ở mặt trong khớp gối có khi kèm tràn dịch, yếu khớp gối tại chỗ tổn thương.
Đối với trường hợp đứt không hoàn toàn thì nên tránh các hoạt động gây tổn thương thêm trong thời gian dây chằng hồi phục, thêm thuốc giảm đau và đông máu. Đối với trường hợp đứt hoàn toàn phải phẫu thuật hoặc bó bột khoảng 6 tuần.
Tổn thương dây chằng bên trong thường đi kèm các chấn thương khác như rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo trước hoặc vỡ mâm chày ngoài.
Tổn thương dây chằng bên ngoài thường kèm theo các tổn thương xung quanh như gân cơ khoeo, dải chậu chày hoặc thần kinh mác chung, thậm chí gây bong cực trên của chỏm xương mác. Triệu chứng phổ biến gồm đau ở mặt ngoài khớp gối, tụ máu và khe khớp ngoài rộng.
Trường hợp đứt bán phần áp dụng phương pháp tương tự dây chằng bên trong, còn đứt hoàn toàn cần phẫu thuật tái tạo.
Tổn thương sụn chêm phổ biến là rách sụn chêm, thường gặp trong thể thao hoặc tai nạn giao thông. Sụn chêm, với hình dạng chữ ‘C’ (sụn chêm trong) và ‘O’ (sụn chêm ngoài), nằm giữa xương đùi và xương chày, giúp hấp thụ và phân phối lực tác động lên khớp gối, đồng thời duy trì sự ổn định của khớp.
Triệu chứng của tổn thương sụn chêm là đau khi nhấn vào vùng khe khớp gối, tràn dịch khớp, và cảm giác kẹt khớp kèm tiếng lục khục khi di chuyển. Nếu tổn thương kéo dài, có thể gây teo cơ tứ đầu đùi. Các nghiệm pháp như Mac Murray và Appley thường cho kết quả dương tính trong chẩn đoán.
Tổn thương sụn khớp xảy ra khi sụn phủ bề mặt đầu xương đùi và xương chày bị bong hoặc vỡ do tác động đột ngột. Sụn khớp có cấu trúc trơn nhẵn, giúp giảm lực va đập và duy trì sự vận động nhẹ nhàng, nhưng không tự phục hồi khi bị tổn thương.
Tổn thương sụn khớp thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo trước và có thể gây ra tình trạng kẹt khớp. Triệu chứng bao gồm đau khi di chuyển, sưng, kẹt khớp, và tiếng lục cục trong khớp.
Gãy xương vùng khớp gối, bao gồm các loại như gãy xương bánh chè, mâm chày, lồi cầu xương đùi và liên lồi cầu, có thể gây cứng khớp nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này thường yêu cầu phẫu thuật để phục hồi bề mặt khớp và khả năng chịu lực của xương, giúp cải thiện khả năng vận động.
Dấu hiệu gãy xương vùng khớp gối bao gồm cảm giác đau nhói tại vùng xương gãy, sưng, bầm tím, cơn đau tăng dần và khó khăn khi di chuyển, kèm theo di động bất thường và tiếng xương lạo xạo.
Sau khi chấn thương, khi gối bị đau và sưng, cần bất động gối bằng nẹp hoặc bột. Chườm đá vùng trước gối trong 2 - 3 ngày đầu và uống thuốc giảm đau, giảm phù nề, kết hợp nghỉ ngơi. Gối cần được bất động trong 2 - 3 tuần. Nếu có tràn máu khớp gối, máu thường tự tiêu, không cần chọc hút vì có thể gây nhiễm trùng.
Đối với đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và rách sụn chêm, hầu hết không thể tự lành và cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi hoặc ít vận động, có thể điều trị bảo tồn. Bất động bằng nẹp hoặc bột trong 3 tuần, sau đó bắt đầu phục hồi chức năng để lấy lại biên độ khớp và tăng cường sức mạnh cơ, tránh teo cơ.
Trường hợp cần phẫu thuật sẽ được chỉ định khi khớp gối đã hết sưng và biên độ khớp gối tốt. Các tổn thương từ dây chằng đến sụn chêm thường được điều trị bằng nội soi, mang lại kết quả tốt. Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước độ 2 và 3, tổn thương dây chằng chéo sau làm khớp gối mất vững, tổn thương sụn chêm và tổn thương sụn khớp đến xương dưới sụn gây đau hoặc kẹt khớp.
Bên cạnh đó cần có các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng sức mạnh cơ đùi và duy trì biên độ khớp gối. Với bệnh nhân phẫu thuật, tập phục hồi chức năng tập trung vào lấy lại biên độ khớp và sau đó tăng cường cơ đùi, cơ quanh khớp. Bài tập sẽ tăng dần khi vết thương liền và ổn định mảnh ghép.
Như vậy bài viết trên đã tập trung giải quyết vấn đề chấn thương khớp gối có mấy loại? Điều trị như thế nào? Tùy vào mức độ tổn thương, từ việc điều trị bảo tồn đến phẫu thuật nội soi, bệnh nhân có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Việc phục hồi chức năng sau điều trị là bước không thể thiếu để giúp khớp gối hoạt động tốt trở lại.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.