Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đái dầm ở thanh niên là rắc rối khiến cha mẹ đau đầu. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm chứng đái dầm ở thanh niên trong bài viết dưới!
Đái dầm phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng đái dầm ở thanh niên cũng không phải là hiếm. Việc mắc bệnh ở lứa tuổi này không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn có thể là bệnh tâm lý, bởi trẻ đang bước vào những mối quan hệ xã hội và tâm sinh lý phức tạp. Đây là lý do tại sao đái dầm phải được điều trị triệt để ở độ tuổi này. Cùng tìm hiểu nhé!
Đái dầm là tình trạng tiểu không kiểm soát trong khi ngủ, khiến quần và chăn nệm bị ướt. Trẻ đái dầm thường xuyên thức giấc giữa đêm để thay quần, làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi, bơ phờ, ảnh hưởng đến học tập và chất lượng cuộc sống.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ chưa thể tự chủ được ý muốn của mình nên đái dầm vào ban đêm hay ban ngày là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, qua độ tuổi đó, thậm chí đến 18 tuổi, đái dầm được coi là bệnh lý và cần phải điều trị sớm.
Đái dầm ở thanh niên không phải tình trạng phổ biến. Các nghiên cứu cho thấy đái dầm ban đêm xảy ra ở khoảng 2 - 3% trẻ em trong độ tuổi 12 và 1 - 3% trẻ em ở tuổi dậy thì và xuất hiện phổ biến hơn ở các bé trai.
Bệnh đái dầm ở thanh niên do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến cho tình trạng này:
Theo các chuyên gia, có tới 80% trẻ trong độ tuổi này tè dầm là do rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Ở trẻ khỏe mạnh, thành bàng quang gửi tín hiệu đến não khi bàng quang đầy. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ ra lệnh cho cơ vòng đóng lại cho đến khi đứa trẻ thức dậy để đi vệ sinh. Nhưng ở những trẻ bị rối loạn chức năng chế ước của bàng quang, cơ vòng này sẽ tự động mở ra khi bàng quang đầy, gây ra hiện tượng đái dầm.
Bệnh đái dâm ở thanh niên xảy ra khi bàng quang hoạt động kém nên sức chứa và khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế hơn bình thường. Khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng dự trữ, kết hợp với giấc ngủ không sâu của trẻ có thể dẫn đến đái dầm và tiểu không tự chủ.
Vào ban đêm, bình thường cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone giúp làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu (ADH) hay còn gọi là hormone chống bài niệu để hạn chế nhu cầu đi tiểu.
Tuy nhiên, ở những trẻ cơ thể không sản xuất đủ hormone ADH, bàng quang sẽ bị quá tải và lượng nước tiểu ít hơn. Đái dầm xảy ra khi trẻ thức dậy đi vệ sinh mà không nhận ra các dấu hiệu cho thấy bàng quang đầy.
Nếu trẻ rơi vào trạng thái tâm lý như căng thẳng, lo sợ, tức giận tột độ, thay đổi tâm sinh lý… khiến bàng quang co bóp mạnh gây són nước tiểu (ra quần) vào ban ngày và đái dầm vào ban đêm.
Ngoài ra, khi tè dầm, trẻ sẽ lo lắng, e ngại với chứng bệnh của mình, cộng với sự phàn nàn của cha mẹ cũng là những tác nhân khiến tình trạng tè dầm của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị chứng đái dầm cho trẻ độ tuổi này phụ thuộc phần lớn vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh cho con bạn, nhưng trước hết phải bắt đầu bằng liệu pháp tâm lý. Cụ thể:
Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về bệnh đái dầm ở thanh niên. Hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng này cho trẻ. Chúc bạn thành công!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.