Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn đông máu hay còn gọi là hemophilia, là một rối loạn hiếm gặp, khiến máu của trẻ không đông lại như như bình thường. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh để có cách chữa trị kịp thời.
Rối loạn đông máu là một bệnh ưa chảy máu có thể di truyền sang cho con và hiện chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Điều cần thiết là ba mẹ cần tìm hiểu rõ về những nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh để kịp đưa trẻ đi điều trị kịp thời.
Phản ứng đông máu được kích hoạt ngay sau chấn thương, lúc này những tiểu cầu lập tức tạo nút chặn cầm máu tại vết thương, tạo các sợi huyết có vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu. Với những người bị rối loạn đông máu, khi xuất hiện các vết thương máu sẽ chảy liên tục và khó cầm, hoặc xuất hiện xuất huyết trong, thường gặp trong các khớp và cơ.
Trong cơ thể của trẻ, các yếu tố đông máu bao gồm những protein được sản xuất theo cơ chế gen tổng hợp protein có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tạo cục đông khi cần. Chúng giúp máu đông lại ở mức độ vừa phải để khép lại vết thương, không khiến máu chảy quá nhiều cũng như không để chúng đông lại quá mức gây tắc mạch tạo thành huyết khối.
Rối loạn đông máu được xác định khi số lượng tiểu cầu máu nhỏ 150.000 μL hoặc chảy máu tự phát thường xảy ra khi số lượng tiểu cầu giảm xuống bé hơn 20.000 μL.
Bệnh rối loạn đông máu nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành xuất huyết trong. Chảy máu trong các khớp gây đau, sưng trong thời gian dài có thể làm biến dạng khớp, xuất huyết não, nhiễm trùng máu và biến chứng hủy xương...
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn đông máu có thể do rối loạn di truyền làm thay đổi về gen của trẻ trong quá trình phát triển trong tử cung. Khả năng di truyền của bệnh này với đời sau lên tới 50% và những bé trai có khả năng di truyền cao hơn, với tỷ lệ mắc bệnh là 1 : 5000 bé trai sơ sinh.
Chỉ cần bố hoặc mẹ mắc bệnh này đều sẽ di truyền sang con trai, còn bé gái rất ít bị bệnh vì chỉ khi cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh thì mới truyền nhiễm cho con gái. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta không thể kết hôn cận huyết thống, vì chúng sẽ dễ gây di truyền gen rối loạn đông máu cho đời sống.
Trong cơ thể của trẻ, nhiễm sắc thể không những quy định giới tính còn chứa những gen cho phép sản xuất yếu tố đông máu VIII và IX. Tuy nhiên đột biến gen có khiến cơ thể trẻ không sản xuất đủ lượng yếu tố VIII và IX cho quá trình đông máu.
Khoảng 30% trẻ em mắc bệnh này do đột biến gen trong bụng mẹ, khi gia đình không có tiền sử người mắc bệnh. Trẻ mắc những bệnh về rối loạn tiểu cầu như tăng phá hủy tiểu cầu và giảm sinh tiểu cầu.
Nguyên nhân có thể là do cơ trẻ nhiễm virus có thể làm tủy xương tạm thời tạo ra ít tiểu cầu hơn, khiến cho lượng tiểu cầu trong cơ thể trẻ giảm sút và dễ gây xuất huyết trong.
Mẹ dùng một số loại thuốc có khả năng gây ức chế tạo tiểu cầu hoặc tạo kháng thể phá hủy tiểu cầu, khi trẻ bú mẹ có thể bị ảnh hưởng, từ đó gây rối loạn hệ thống miễn dịch và phá hủy tiểu cầu trong cơ thể của con.
Rối loạn đông máu là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì nó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ em mắc bệnh cần được theo dõi tỉ mỉ để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh và xác định được hướng điều trị phù hợp nhất. Vì thế ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.