Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài về đêm và cách điều trị

Ngày 29/04/2022
Kích thước chữ

Những cơn ho kéo dài về đêm làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi cũng như giấc ngủ gián đoạn. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị phù hợp.

Ho kéo dài về đêm gây ra cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng ho kéo dài còn cảnh báo dấu hiệu bệnh lý ở đường hô hấp khá nguy hiểm. Tuy nhiên, thường tâm lý nhiều người bệnh khá chủ quan khiến bệnh kéo dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Ho kéo dài về đêm cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp

Những cơn ho về đêm làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi cũng như giấc ngủ gián đoạn. Khi cơn ho kéo dài gây cảm giác khó thở và tức ngực, ho kéo dài về đêm là có ho đờm và ho khan. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh lý đường hô hấp thì ho kéo dài về đêm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà các bạn không nên chủ quan. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài về đêm và cách điều trị 1 Ho về đêm kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. 

Nhiễm trùng ở đường hô hấp

Hiện nay, tỉ lệ người bệnh gặp tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp thường do bệnh lao phổi gây ra. Đây là căn bệnh khá nặng và có tiến triển nhanh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho phổi nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do bệnh lao phổi sẽ gây ra những triệu chứng như ho ra máu, đờm vướng ở cổ, ngứa cổ họng ho về đêm, người bệnh mệt mỏi, biếng ăn, đau ngực, khó thở,… 

Trào ngược thực quản

Bệnh lý trào ngược dạ dày là bệnh lý mãn tính nên khó điều trị và thường hay bị tái phát. Tư thế ngủ và hoạt động của dạ dày vào ban đêm, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra kích ứng niêm mạc dẫn tới những cơn ho. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra những cơn ho kéo dài vào ban đêm. Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ gây ra những cơn ho kèm theo đó người bệnh sẽ có tình trạng ợ chua, ợ nóng, đau ngực, đau họng, có cảm giác đau rát và nghẹn ở cổ họng.

Hen phế quản

Hen phế quản gây ra viêm mạn tính đường thở, tăng tình trạng co thắt, phù nề và tăng tiết dịch ở đường hô hấp. Bệnh gây ra những cơn ho khan nhưng khi có những bội nhiễm thì sẽ xuất hiện những cơn ho đờm. Những cơn ho này sẽ thường xuất hiện vào ban đêm, gần sáng hoặc do thời tiết lạnh. Khi bị hen phế quản gây ra những cơn ho như có tiếng rít khi thở, khó thở, thở khò khè kèm theo đó là cảm giác đau ngực và nặng ngực. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài về đêm và cách điều trị 2 Ho kéo dài về đêm do nhiều nguyên nhân như hen phế quản, ung thư phế quản,...

Giãn phế quản

Một số ít trường hợp ho kéo dài về đêm do tình trạng giãn phế quản gây ra. Bệnh gây kèm theo triệu chứng ho ra máu, khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính.

Ung thư phế quản

Những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc lá hoặc từng hút thuốc nhưng đã bỏ, ho kèm theo máu nên kiểm tra chụp X - quang phổi, CT ngực, nội soi và sinh thiết phế quản khi bị ho kéo dài về đêm. Khả năng cao họ có thể bị ung thư phế quản.

Ho về đêm kéo dài gây ra nguy hiểm cho sức khỏe

Thời gian vào ban đêm là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi sau thời gian hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, khi xuất hiện những cơn ho kéo dài về đêm sẽ khiến người bệnh càng mệt mỏi và mất ngủ. Tình trạng này kéo dài gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sức khỏe. 

Vào ban đêm nhiệt độ trong không khí cũng xuống thấp hơn đặc biệt vào những ngày mùa đông. Vào thời điểm này hệ hô hấp cũng hoạt động mạnh mẽ để đưa chất thải ra ngoài. Đây cũng là tác nhân gây ra những cơn ho liên tục kéo dài. Nó làm người bệnh bị mất tiếng, khàn tiếng, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Cách giúp trị ho về đêm kéo dài đơn giản

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng ho về đêm kéo dài, người bệnh cần tìm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị y khoa. Đồng thời, họ cần kết hợp việc chăm sóc bản thân.

Không tự ý dùng thuốc

Dù bất kể tình trạng ho về đêm và sáng sớm do nguyên nhân nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần không được tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài về đêm và cách điều trị 3 Không tự ý dùng thuốc để phòng tránh tình trạng ho kéo dài về đêm chuyển biến nặng hơn.

Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ

Người bệnh cần vệ sinh sạch vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, việc vệ sinh bằng nước muối sẽ giúp giảm viêm, làm dịu tình trạng ngứa họng và ho.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn độc hại

Để hạn chế những yếu tố gây kích ứng cho vùng mũi họng gây ra những cơn ho thì người bệnh cần tránh tiếp xúc với khói bụi, không khí bẩn, phấn hoa hay lông thú vật nuôi.

Uống đủ nước, uống nước ấm

Nước không chỉ giúp làm sạch và dịu đường họng loãng chất dịch đờm trong cổ mà còn giảm cơn ho nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các loại nước ấm như trà thảo mộc như gừng, chanh,… để làm dịu cổ họng. 

Bên cạnh đó, người bệnh bị ho kéo dài về đêm cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng thuốc lá, không uống đồ uống lạnh. Ngoài ra, nên tập luyện thể dục để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, tình trạng ho kéo dài về đêm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị dứt điểm. Hy vọng qua những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức y khoa.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:ho