Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân hở van tim là gì? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Ngày 10/08/2023
Kích thước chữ

Hở van tim là bệnh lý tim mạch thường gặp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến nhiều người lo sợ bởi những biến chứng mà chúng có thể gây ra. Do đó, nguyên nhân hở van tim là gì? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không? đều là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Nắm rõ các thông tin về bệnh lý hở van tim sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Từ đó, hạn chế quá trình tiến triển của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tìm hiểu về bệnh hở van tim

Hở van tim là tình trạng van tim không đóng kín, cho phép máu trào ngược lại khoang tim trước, yêu cầu tim phải làm việc nặng nhọc hơn để bù đắp lượng máu bị mất, có thể gây ra các bệnh tim mạch nghiêm trọng.

Nguyên nhân hở van tim? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?
Hở van tim là tình trạng các van tim không đóng kín lại được

Tương ứng với các loại van tim (van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi), hở van tim được chia thành:

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ hở của van tim, bệnh lý này được phân thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1/4: Van hở nhẹ;
  • Cấp độ 2/4: Van hở trung bình;
  • Cấp độ 3/4: Van hở nặng;
  • Cấp độ 4/4: Là mức độ hở van tim rất nặng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây hở van tim

Nguyên nhân gây hở van tim có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý hoặc những tình trạng gây tổn thương van tim như:

Nguyên nhân bẩm sinh

Hở van tim bẩm sinh là tình trạng mà một người có thể mắc phải ngay từ khi sinh ra do các dị tật cấu trúc của tim. Các bất thường về van tim có thể bao gồm van động mạch chủ và van 2 lá không được phát triển đầy đủ, khiến cho chúng không thể đóng chặt hoàn toàn. Điều này dẫn đến việc máu bị trào ngược lại các khoang tim, gây ra các triệu chứng và cần được chẩn đoán sớm để quản lý hiệu quả.

Hở van tim do hậu thấp

Hậu thấp là nguyên nhân hàng đầu gây hở van tim, đặc biệt là trong các nước đang phát triển như Việt Nam. Sau khi mắc bệnh thấp khớp hoặc thấp tim các tình trạng viêm nhiễm do nhiễm trùng streptococcus—van tim (thường là van 2 lá) có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tổn thương này làm cho van không còn khả năng đóng kín, hoặc trở nên cứng và hẹp, cản trở dòng chảy của máu và tăng gánh nặng cho tim.

Hở van tim do thoái hóa

Khi tuổi tác tăng lên, van tim có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa tự nhiên, làm cho các mô van dày lên và vôi hóa. Điều này khiến van khó đóng mở, dẫn đến hở van. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi và có thể tiến triển từ từ, khiến người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng cho đến khi có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến van tim

Ngoài các nguyên nhân kể trên, nhiều yếu tố khác cũng có thể gây hở van tim. Tăng huyết áp làm tăng áp lực lên van tim, có thể dẫn đến hỏng van. Nhồi máu cơ tim có thể làm tổn thương trực tiếp đến cơ tim và van liên quan. Các bệnh lý như giãn cơ tim, viêm nội tâm mạc, và phình động mạch chủ cũng làm tăng nguy cơ hở van. Ngoài ra, các vấn đề cấu trúc như dây chằng hoặc cơ giữ van bị đứt hoặc giãn bất thường cũng có thể làm van không đóng kín được.

Hở van hai lá và tình trạng sa aan

Sa van, đặc biệt là sa van 2 lá, là một tình trạng trong đó một phần của van sa xuống dưới mức bình thường khi tim co bóp. Điều này ngăn cản van đóng chặt, dẫn đến hở van. Sa van thường liên quan đến yếu tố di truyền hoặc tổn thương cấu trúc trong tim, và nó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng như suy tim.

Nguyên nhân hở van tim? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không? 1
Có nhiều nguyên nhân gây hở van tim

Dấu hiệu hở van tim

Bệnh hở van tim giai đoạn đầu thường khó phát hiện do người bệnh không nhận thấy dấu hiệu nào bất thường. Tuy nhiên, khi hở van tim tiến triển nặng hơn, có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Khó thở: Là triệu chứng khá rõ nét ở người bệnh có van tim bị hở. Đặc biệt, tình trạng khó thở sẽ tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống, hoạt động mạnh hoặc làm việc quá sức.
  • Mệt mỏi: Van tim bị hở lâu ngày gây thiếu hụt nghiêm trọng lượng máu lưu thông, khiến tim phải co bóp nhiều hơn. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài ngay cả khi không hoạt động.
  • Ho khan: Tình trạng ho khan rõ rệt nhất là vào ban đêm, đôi khi có lẫn đờm. Triệu chứng này thường gặp ở bệnh hở van 2 lá và 3 lá, ho tăng nặng hơn khi người bệnh cúi xuống hoặc nằm.
  • Tim đập nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực: Để bù lại lượng máu bị trào ngược do hở van, tim phải làm việc nhiều hơn nên sẽ đập nhanh hơn, kéo theo rối loạn nhịp tim.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt xuất hiện do thiếu máu nuôi dưỡng cơ thể và đặc biệt là hệ thống thần kinh.
  • Sưng chân, mắt cá chân: Là biểu hiện điển hình của những bệnh nhân hở van đã bị biến chứng suy tim. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tăng cân nhanh do cơ thể bị giữ nước.
Nguyên nhân hở van tim? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không? 2
Ho khan vào ban đêm là biểu hiện rõ rệt nhất ở người bị hở van tim

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh hở van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kích thước buồng tim, loại van hở, mức độ hở và các bệnh lý mắc kèm như: Tiểu đường, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…

Với các trường hợp hở van tim nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và không gây nguy hiểm thì chưa cần điều trị. Bệnh có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, cần tái khám định kỳ và theo dõi tiến triển bệnh.

Người bệnh bị hở van tim cấp độ 2/4 trở lên cần phải kiểm tra để sớm xác định nguyên nhân, tiến hành điều trị và theo dõi sát sao vì lúc này bệnh không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn trở nên vô cùng nguy hiểm nếu tiến triển xấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, hình thành cục máu đông, rối loạn nhịp tim, tăng áp động mạch phổi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị hở van tim

Tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh sớm hay muộn mà phương pháp điều trị hở van tim sẽ khác nhau:

  • Bệnh ở giai đoạn nhẹ: Người bệnh được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị như: Thuốc lợi tiểu, thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc làm giãn mạch nhóm nitrat, thuốc chống đông máu hoặc thuốc chẹn beta giao cảm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn người bị hở van tim nên ăn gì, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao để sống hòa bình với bệnh.
  • Với trường hợp hở van tim nặng: Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm, xác định rõ nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp bệnh nhân bị hở van tim nặng (cấp 3/4 trở lên), bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật (sửa van tim hoặc thay thế van tim) để ngăn chặn những diễn biến xấu của bệnh.
Nguyên nhân hở van tim? Bệnh hở van tim có nguy hiểm không? 3
Bác sĩ sau khi kiểm tra sẽ xác định phương pháp điều trị hở van tim phù hợp

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị hở van tim người bệnh có thể kết hợp bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc Đông y như viên uống Vương Tâm Thống. Với thành phần gồm các thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, chống đông máu và chống oxy hóa như: Bồ hoàng, cao lá đỏ ngọn, đan sâm, hoàng bá, mạch môn,… Sản phẩm không chỉ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó thở, đau ngực, ho khan ở bệnh nhân hở van tim mà còn ngăn ngừa bệnh tiến triển, phòng tránh suy tim. Viên uống này không chỉ được người bệnh hở van tim tin dùng mà còn phù hợp với người bị nghẽn mạch vành do huyết khối hoặc xơ vữa động mạch hay người bị mỡ máu cao.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh hở van tim cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Là bệnh lý tim mạch có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh hở van tim cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đơn. Đồng thời thường xuyên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để để kiểm soát các triệu chứng và hạn chế các chuyển biến xấu.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin