Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân huyết áp không ổn định có thể là báo hiệu loại thực phẩm chúng ta ăn không tốt hoặc là tình trạng sức khỏe đang không ổn. Hiểu được sự biến động này giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả hơn. Đã có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định chính xác chỉ số huyết áp bình thường nhưng các chuyên gia đều đồng thuận ở con số dưới 120/80 mmHg.
Huyết áp có thể dao động trong vòng 1 giây do đó nếu bạn đang bị huyết áp không ổn định cần phải theo dõi nó thường xuyên. Hoặc tốt nhất là kiểm tra mỗi ngày, ghi lại con số và đưa kết quả cho bác sĩ mỗi khi đi tái khám.
Tìm hiểu được nguyên nhân huyết áp không ổn định hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Sử dụng những loại thực phẩm không tốt là nguyên nhân khiến cho chỉ số cao huyết áp tăng lên. Điều này rõ ràng nhất khi người bệnh tiêu thụ muối. Mặc dù phần lớn các trường hợp sẽ tự trở lại bình thường sau một vài giờ sau ăn. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý hơn để ngăn ngừa huyết áp không ổn định trong tương lai.
Mỗi khi rơi vào trạng thái căng thẳng các mạch máu tự động co lại làm cho tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Nếu cuộc sống của bạn thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng kéo dài chắc chắn tim sẽ bị thương tổn và sớm dẫn tới bệnh động mạch vành.
Caffein là một loại chất kích thích có nhiều trong cà phê. Khi tiêu thụ một lượng lớn chất này trái tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Kết quả là huyết áp trong cơ thể sẽ tăng lên dần dần. Thông thường hiện tượng này chỉ diễn ra trong mỗi vài giờ. Nhưng với người tiêu thụ cà phê thường xuyên sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về chỉ số huyết áp.
Các loại thuốc như giảm đau, thuốc chống viêm có thể làm cho huyết áp tăng lên tạm thời. Đặc biệt có một số loại thuốc bất hợp pháp (ma túy, cần sa, bạch phiến,…) có ảnh hưởng cực lớn tới chỉ số huyết áp. Thậm chí chúng còn có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng.
Các tuyến thượng thận là nơi điều tiết nhiều loại hoocmon khác nhau và có khả năng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tim mạch. Khi thận bị suy giảm chức năng (ví dụ như do căng thẳng mãn tính hoặc bị bệnh) thì khả năng điều tiết của nó không còn chính xác. Đây cũng chính là nguyên nhân huyết áp không ổn định ở rất nhiều người.
Sốt chính là phản ứng tự nhiên của mỗi khi phát hiện cơ thể bị nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên làm tăng nhịp tim kéo theo chỉ số huyết áp cũng bị biến động.
Khi có quá nhiều calcium hay cholesterol ở động mạch vành khiến thu hẹp dòng chảy của máu. Lúc này để đưa máu và oxy tới khắp các cơ quan đòi hỏi tim phải làm việc cật lực hơn. Điều này làm tăng áp lực tác động lên thành mạch đồng nghĩa với bệnh cao huyết áp xuất hiện.
Cơ thể không được cung cấp đủ nước làm rất nhiều cơ quan trong cơ thể không hoạt động được trơn tru, trong đó có hệ tuần hoàn. Mất nước chính là nguyên nhân huyết áp không ổn định.
Muốn phòng bệnh cao huyết áp hay huyết áp thấp, mỗi người cần phải biết nguyên nhân huyết áp không ổn định tới từ đâu và kịp thời đưa ra phương án phòng tránh. Ví dụ như phải hạn chế sử dụng bia rượu, từ bỏ chất kích thích, ăn thực phẩm phù hợp hay luyện tập thể dục thể thao thường xuyên,…
Ngoài ra, khi phát hiện ra mình mắc bệnh, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng. Tránh trường hợp tự ý điều trị tại nhà hay uống thuốc không theo đơn, khiến tình trạng ngày càng trầm trọng thêm.
Huyền Trang
Nguồn: Belmarrahealth
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.