Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các triệu chứng bệnh suy tim cấp bạn nên biết

Ngày 18/06/2020
Kích thước chữ

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Cùng tham khảo qua bài viết sau để nhận thấy những triệu chứng bệnh suy tim cấp bạn nên biết để kịp thời điều trị nhé!

Bệnh suy tim cấp là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh suy tim mạn tính khó chữa khỏi, đe dọa tính mạng người bệnh bởi nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh rủi ro bệnh suy tim nếu nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh và có cách điều trị, chăm sóc đúng đắn.

1. Bệnh suy tim cấp là gì?

Bệnh suy tim cấp là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

2. Các triệu chứng bệnh suy tim cấp

Dễ bị hụt hơi, khó thở

Bạn thường xuyên có cảm giác bị khó thở sau vài phút nằm xuống và chỉ cảm thấy bớt đau hơn sau khi ngồi dậy. Tại thời điểm này, đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên được xem xét xem có phải có bệnh suy tim cấp hay không.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự tăng thể tích máu khi nằm, dẫn đến tăng sức cản đường thở và xuất hiện dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân. Lời khuyên dành cho bạn là nên đến khoa tim mạch kịp thời để loại trừ khả năng mắc các bệnh về phổi.

Triệu chứng của suy tim cấp là khó thở, đau tức vùng ngựcTriệu chứng của suy tim cấp là khó thở, đau tức vùng ngực

Đau tức vùng ngực

Đây là cảm giác mà bạn có thể gọi là "tức ngực". Nếu loại trừ các yếu tố cảm xúc và các cơ quan khác như chức năng hệ hô hấp thì cần xem xét rằng bệnh nhân có thể bị thiếu máu cơ tim.

Nếu đau thắt ngực không thuyên giảm trong vài phút, hoặc thậm chí đau ngực dữ dội, có khả năng bạn đã bị chứng đau thắt ngực hoặc thậm chí nhồi máu cơ tim cấp tính.

Trong trường hợp này, bạn nên gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt để nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất. Nếu bạn có vấn đề về bệnh tim trước đó thì nên tư vấn ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc nitroglycerin hoặc thuốc có tác dụng nhanh.

Tăng cân

Quần áo và giày dép bị chật lại thường là do tăng cân nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, nó có thể là dấu hiệu chỉ ra chức năng tim bị suy yếu.

Điều này là do giảm lượng máu cung cấp lên tim (tổng lượng máu được bơm mỗi phút trong tâm thất), giảm lưu lượng máu đến thận, giảm bài tiết nước, sưng ở chi dưới và tăng trọng lượng cơ thể (đặc biệt là các trường hợp tăng hơn 2 kg trọng lượng cơ thể trong 3 ngày).

Chán ăn

Ngoài việc chán ăn, bệnh nhân bị bệnh suy tim cấp cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón và đau bụng trên, chủ yếu là do suy tim bên phải và tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu và chóng mặt là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, giấc ngủ kém, thoái hóa đốt sống cổ và tăng huyết áp cũng là nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, chóng mặt kèm theo huyết áp thấp có thể là do chức năng tim bị suy yếu.

chóng mặt và cảm giác liêng biêng kèm theo huyết áp thấp có thể là do chức năng tim bị suy yếu.Chóng mặt kèm theo huyết áp thấp có thể là do chức năng tim bị suy yếu.

Trong trường hợp nghiêm trọng, các tình trạng đe dọa đến tính mạng như ngất và sốc tim có thể xảy ra. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám ngay.

Tâm trạng bất an, lo lắng

Hầu hết sự lo lắng và cảm giác bất an của mọi người đều liên quan đến cảm xúc, trong khi những người khác vẫn cảm thấy bâng khuâng, đánh trống ngực và bồn chồn khi họ ổn định về mặt cảm xúc. Điều này nên xem xét liệu có bệnh tim hay không.

Nhịp tim tăng và rối loạn nhịp tim là nguyên nhân phổ biến gây lo lắng bối rối, chủ yếu là do thay đổi chức năng trong cơ tim hay tim đập nhanh. Trong trường hợp này, bạn cần can thiệp sớm để ngăn ngừa các triệu chứng nặng thêm.

Ho

Hầu hết mọi người đều có các triệu chứng như ho và sốt, và ho không tạo ra sự khác biệt lớn giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, một số người không bị sốt và các triệu chứng cảm lạnh tương tự khác, nhưng vẫn xuất hiện những cơn ho không ngừng vào ban đêm, thậm chí tần suất nhiều hơn vào ban đêm thì nên chú ý đặc biệt.

Ngoài ra, khi nằm sẽ ho nhiều và rõ ràng hơn khi ngồi cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết. Điều này có thể được gây ra bởi tắc nghẽn phổi, có thể đi kèm với kích thích đường thở, kèm theo ho ra bọt trắng, đờm đỏ và thậm chí là đờm bọt màu hồng, hãy cẩn thận với cuộc tấn công của bệnh tim cấp tính.

Đừng chủ quan khi bị ho, bởi vì đây cũng là một trong các triệu chứng của bệnh suy timĐừng chủ quan khi bị ho, bởi vì đây cũng là một trong các triệu chứng của bệnh suy tim

Dễ mệt mỏi hoặc đuối sức vào cuối ngày

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh suy tim cấp bắt đầu mệt mỏi hoặc cảm thấy đuối sức vào cuối ngày, chủ yếu là do chức năng tim trái bị suy giảm, cung lượng tim giảm và không thể đáp ứng tưới máu lên các vùng mô ngoại biên.

Thiểu niệu và phù chi dưới

Khi có dấu hiệu thiểu niệu và phù chi dưới, nhiều người thường nghĩ rằng có thể họ đã có vấn đề với thận. Trên thực tế, chức năng tim bị suy yếu có thể dẫn đến lưu lượng máu đến thận không đủ hoặc áp lực tĩnh mạch quá mức, thường dẫn đến thiểu niệu và phù chi dưới.

Thiếu máu cục bộ lâu dài của vùng thận có thể gây suy giảm chức năng thận, protein niệu, tăng creatinine huyết thanh và chúng sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn dẫn đến khả năng suy tim tăng lên.

3. Đề phòng bệnh suy tim cấp như thế nào?

Ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh

Chế độ ăn uống cho người bệnh suy tim cấp cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa, rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn một số thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, cá hồi, cần tây, chuối, cam, dưa hấu.

Chế độ ăn uống cho người suy tim cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.Chế độ ăn uống cho người suy tim cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. 

Các loại sữa giàu vitamin D, canxi, magie, photpho như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa chua hoa quả… rất tốt cho người bệnh suy tim, đặc biệt với những đối tượng bị suy kiệt sức khỏe do ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri, chất béo, chất đạm, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn hoặc lên men như dưa muối, cải bắp, đậu đỗ. 

Lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày cần đúng theo chỉ định của bác sĩ (dựa vào mức độ suy tim và nhu cầu của bệnh nhân). Không truyền dịch khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh phù tay, phù chân nhiều phải hạn chế bổ sung nước vào cơ thể cũng như có chế độ ăn nhạt hoàn toàn để tránh bị tích nước. 

Riêng bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông để điều trị suy tim không nên ăn các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, đậu xanh, củ cải, mùi tây, rau diếp… để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 

Bỏ thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia

Sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có thể khiếnbệnh suy tim cấpthêm trầm trọng. Vì vậy, bỏ thuốc lá và rượu bia là điều cần thiết cho bệnh nhân suy tim trong điều trị cũng như dự phòng bệnh tái phát. 

Thường xuyên tập luyện thể dục

Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp, nhịp tim cũng như đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn các động tác vừa phải, nhẹ nhàng và tăng dần cường độ. Tuyệt đối tránh những hoạt động thể lực nặng như nâng tạ, chạy bộ hay những bài tập đòi hỏi phải căng, duỗi cơ liên tục.

Khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh cũng như các bệnh lý có thể dẫn đến bệnh suy tim cấp.

Thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra bệnhThường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời

Khi mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim cấpcần tích cực điều trị và theo dõi sát sao để tránh bệnh tiến triển nặng, khiến tim làm việc quá tải và chịu nhiều áp lực. Song song với đó, người bệnh, người khỏe mạnh cũng cần thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, đột quỵ… để nắm rõ tình trạng bệnh cũng như phòng tránh bệnh suy tim hiệu quả nhất. 

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin