Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng trẻ bị nổi mề đay mãn tính kéo dài khiến cho nhiều cha mẹ hoang mang và lo lắng không biết cách phải chăm sóc con như thế nào cho đúng. Thực tế, trẻ nổi mề đay mãn tính có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mề đay mãn tính ở trẻ nhỏ là hiện tượng nổi những nốt mẩn đỏ khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Mề đay là một trong những dạng dị ứng da do hóa chất, vi sinh vật, vi khuẩn và nhiệt độ môi trường thay đổi gây ra. Các nốt mề đay có thể sưng tấy đỏ tạo thành từng mảng hoặc riêng lẻ, trông giống như những nốt mụn nhỏ li ti, đốm màu và xuất hiện chỉ ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể trẻ nhỏ.
Hiện tượng này có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc hàng tháng. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì bệnh này không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng sẽ khiến cho bé rất ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào những lúc ngủ.
Hiện tượng cơ thể bé nổi những nốt sưng đỏ bất thường được coi là bệnh mề đay mãn tính
Do mao mạch trên da của bé bị tổn thương bởi những yếu tố gây kích ứng khiến trung bì bị phù cấp hoặc mãn tính, từ đó dẫn hiện hiện tượng mề đay mãn tính ở trẻ. Dựa vào thời gian và cấp độ thì bệnh mề đay ở trẻ nhỏ được chia làm 2 loại:
Tình trạng bệnh sẽ không có nguy hiểm ở những giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, nếu cứ để bệnh kéo dài và không nhanh điều trị dứt điểm thì sẽ để lại một số di chứng như:
Trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ do bệnh mề đay gây ra. Những nốt này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên bộ phận cơ thể. Đặc biệt khi trẻ gãi nhiều và liên tục thì những nốt mẩn đỏ càng xuất hiện nhiều hơn.
Biểu hiện này xuất hiện là do sức đề kháng của cơ thể bé bị suy giảm nên trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh. Cha mẹ cũng không nên chủ quan bỏ qua biểu hiện này mà phải tìm cách hạ sốt cho trẻ ngay nhé.
Nếu như thấy con mình có biểu hiện này thì chứng tỏ bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này, cơ thể bé sẽ nổi các nốt ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột sẽ làm cho phù mạch bị sưng to. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như: Môi, mí mắt, cơ quan sinh dục ngoài, cơ quan nội tạng như thanh quản, ống tiêu hóa gây cho bé cảm giác khó thở, đau bụng, rối loạn nhịp tim dễ dẫn đến sốt phản vệ.
Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của hầu hết các bệnh ngoài da. Trẻ bị ngứa khi mắc bệnh mề đay mãn tính là do phản ứng của histamin và dị nguyên gây ra. Không chỉ vậy, những cơn ngứa này cứ xuất hiện liên tục làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.
Nhiều trẻ không tự chủ được, khi thấy ngứa sẽ gãi liên tục. Điều này sẽ vô tình làm cho những đốm mề đay lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí còn làm cho da trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn ở bên ngoài xâm nhập vào làn da bị bội nhiễm.
Do cơ thể bị khó chịu, mệt mỏi nên trẻ thường hay lười ăn và không cảm thấy ngon miệng khi ăn do hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chia bữa ăn thành nhiều bữa để bé có thể dễ hấp thụ hơn.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cha mẹ chỉ có thể theo dõi con mình thông qua những biểu hiện của trẻ. Khi mắc bệnh thì trẻ sẽ thường hay quấy khóc, nhất là vào buổi tối, cơn ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến cho trẻ bị khó ngủ. Sở dĩ hiện tượng mề đay ngứa nhiều hơn vào ban đêm là do lúc này da trở nên khô do độ ẩm đáng kể, vì vậy cha mẹ nên dưỡng ẩm cho bé để tình trạng ngứa được suy giảm.
Một số nguyên nhân phụ huynh có thể không ngờ tới nhưng lại khiến trẻ nổi mề đây mãn tính như:
Mề đay mãn tính ở trẻ em nghe thì có vẻ không nghiêm trọng nhưng nếu như cha mẹ chủ quan, không chăm sóc cho con mình từ những giai đoạn đầu tiên thì tình trạng bệnh của trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng và để lại nhiều di chứng sau này. Vì vậy cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh ngay tại nhà hoặc đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.