Long Châu

Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì?

Ngày 26/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bài viết này sẽ giải đáp mày đay mãn tính có bầu được không, mày đay khi mang thai là gì, có biểu hiện như thế nào và có nguy hiểm đến thai nhi không và cách chữa trị như thế nào.

Hầu hết, các mẹ luôn tự đặt ra câu hỏi: "Mày đay mãn tính có bầu được không và sẽ để lại ảnh hưởng gì cho thai nhi trong bụng?". Để có thể biết được câu trả lời chính xác, hãy theo dõi một vài thông tin hữu ích sau đây.

Mày đay mãn tính là gì?

Mày đay mãn tính là một bệnh lý ngoài da kéo dài dai dẳng, hoặc thường xuyên tái phát trong thời gian dài. Không chỉ vậy, mề đay mãn tính khá khó trị. Nếu không biết cách chăm sóc hoặc điều trị sai phương pháp sẽ dễ gây nên các biến chứng như chàm hóa, thâm nhiễm da cùng các bệnh dị ứng khác. 

Khi bị mề đay mãn tính, cơ thể của bạn thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Khắp người sẽ có các nốt sần ngứa, mẩn đỏ trên da cùng nhiều vị trí phát ban trên 6 tuần.
  • Tùy vào tình trạng mà gây ngứa nhiều hoặc ít nhưng kéo dài.
  • Thường có xu hướng phổ biến đối với người trưởng thành, đặc biệt là ở nữ giới. 

Các mẹ bầu khi bị nổi mày đay thường sẽ xuất hiện các vết ban đỏ, sần ngứa ở khu vực bụng và lân cận như lưng, đùi, mông, tay. Tình trạng này thường xuất hiện khi mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối của chu kỳ. 

Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì 1

Mày đay mãn tính có bầu được không khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng 

Mày đay mãn tính có bầu được không?

Có nhiều người thắc mắc, mày đay mãn tính có bầu được không và câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. 

Tính đến nay đã có từ 0.25 - 1% phụ nữ xuất hiện mày đay khi mang bầu. Đồng thời, những trường hợp này cũng có khả năng chuyển từ mày đay cấp tính sang mày đay mãn tính nếu không điều trị đúng cách. 

Nguyên nhân khi mày đay khi mang thai 

Việc nổi mày đay khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều lý do chính như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố trong lúc mang thai.
  • Kích thước vùng bụng bị giãn ra.
  • Thời tiết thay đổi bất ngờ.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ.
  • Dị ứng với các loại động vật hoặc thực phẩm.

Ảnh hưởng của nổi mày đay khi đang mang bầu

Ngoài việc thắc mắc mày đay mãn tính có bầu được không, các thai phụ cũng thắc mắc, không biết mày đay có ảnh hưởng gì tới thai nhi trong bụng. Dĩ nhiên, căn bệnh này nếu không kịp thời điều trị một cách sớm và đúng đắn nhất sẽ rất dễ gây ra các ảnh hưởng như sau. 

Đối với thai phụ

Khi bị mày đay trong lúc mang thai, thai phụ sẽ rất dễ gặp phải các tình trạng như ngứa ngáy, đau rát, dẫn đến tình trạng khó ngủ, suy nhược cơ thể, kém minh mẫn, stress. Ngoài ra, ở vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện thêm hiện tượng vàng da hoặc nhiễm trùng. Không chỉ có vậy, bị mày đay khi mang thai rất dễ làm thai phụ bị phù mạch, suy hô hấp cũng như có nguy cơ sinh non. 

Đối với thai nhi

Ngoài ra, thai nhi trong bụng mẹ đang bị mắc mày đay sẽ rất dễ đối mặt với các tình trạng bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, thiếu máu não, dị dạng huyết quản,... hoặc phổ biến nhất là mề đay bẩm sinh.

Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì 2

Mày đay khi mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Cách điều trị mày đay cho mẹ bầu an toàn

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong quá trình thai kỳ, hãy đi thăm khám và theo dõi định kỳ để được bác sĩ điều trị một cách an toàn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm triệu chứng tại nhà như sau:

Chườm lạnh

Dùng khăn sạch thấm nước lạnh hoặc bọc đá chườm lên các vết mẩn ngứa. Đây là một cách giảm ngứa tức thì và dễ thực hiện, tuy nhiên các mẹ nên chú ý không nên chườm quá lâu để tránh bị bỏng lạnh nhé!

Tắm với nước đun thảo dược

Để thực hiện biện pháp này, mẹ bầu nên chú ý chọn các loại lá tươi, loại mới hái và chỉ nên dùng trong ngày. Lưu ý, phải sơ chế sạch rồi mới nấu chung với nước tắm nhé! Phương pháp này có thể giảm ngứa rất tốt, an toàn cho mẹ bầu nhưng chỉ sử dụng các nguyên liệu rất quen thuộc với mọi gia đình như sau:

  • Kinh giới;
  • Lá khế;
  • Lá hẹ;
  • Trà xanh;
  • Mướp đắng;
  • Lá trầu không.

Chườm muối

Rang 300g muối hột sạch trên lửa nhỏ rồi bỏ vào một miếng vải dày, sau đó chườm lên vùng da đang bị nổi mày đay. Lưu ý, không bôi muối trực tiếp lên da cũng như sử dụng vải dày để tránh tình trạng sức nóng của muối gây bỏng da. 

Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì 3 Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên vừa dễ tìm, vừa an toàn lại có hiệu quả tốt

Kết luận

Với câu hỏi: "Mày đay mãn tính có bầu được không?" cùng các thông tin Long Châu đã chia sẻ với bạn đọc, chắc hẳn bạn đã biết rằng phụ nữ vẫn có thể mang thai nếu không may bị mày đay mãn tính. Tuy nhiên, việc mang thai khi đang trong thời điểm này sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, các triệu chứng khó chịu ở mẹ vẫn có thể thuyên giảm, đồng thời tránh được những tác động xấu cho thai nhi.

Hằng Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm